MỐI CHÚA - Trang 122

tôi, dưới cái tên Việt. Tuy nhiên, có vài chi tiết tác giả mới chỉ đúng khi mô
tả bề ngoài, còn diễn biến sâu trong tâm hồn nhân vật, cụ thể là tôi, ông
giáo, ông Bích thì ông ta có vẻ như gặp sự lúng túng, phỏng đoán là chính.
Chẳng hạn đoạn tác giả mô tả thái độ của ông Bích làm giảm đi sự thâm
trầm, bình tĩnh của ông ta, với tư cách một thủ lĩnh. Ông Bích có chất vấn
ông giáo, nhưng bằng thứ giọng nhẹ nhàng, thấu hiểu và có phần thông
cảm, chứ không cay nghiệt như trong tiểu thuyết.

Giờ thì mọi chuyện có chiều hướng thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của

tôi về những gì mà tôi vẫn đinh ninh trong đầu. Chẳng hạn tôi bỗng thấy
hoang mang khi nghĩ về người bố nổi tiếng của mình.

Sau một vài cuộc tiếp xúc như đã kể, tôi quyết định phải trực tiếp gặp

và tìm hiểu nhân vật chính của vụ án đầy bi hài liên quan đến cái nhà máy
thép: ông Bích.

Tính đến thời điểm tôi có mặt tại nơi có nhà máy thép, theo lời của

ông giáo làng thì ông Bích đã nằm liệt giường được hàng chục năm. Lần
này tôi trong vai của một nhà báo tự do. Tôi vào đúng căn nhà của ông
nghệ nhân dân gian tên là Quang. Hẳn ông chưa quên món quà tôi (nhân
vật Việt trong đoạn trích từ Mối Chúa) tặng ông lần trước, nên đón tiếp rất
niềm nở.

- Các anh chưa xong việc ở đây à? Mà tôi hỏi khí không phải, các anh

đang định tìm hiểu điều gì ở cái làng của chúng tôi? Đừng có lại gieo rắc
tai họa nhé.

- Cháu là một nhà báo tự do - Tôi bảo với ông ấy - cháu muốn tìm hiểu

về cái nhà máy thép đã khiến dân làng mình thay đổi cả tính tình.

- Nhà báo à? Sao lần trước anh không nói ngay để tôi khỏi phí thì giờ

tiếp một kẻ khốn nạn. Giờ thì anh biến ngay đi khi còn chưa muộn. Coi như
tôi chưa gặp anh. Ở đây anh có nhiều kẻ thù lắm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.