theo luật doanh nghiệp, bố tôi, nhờ một tay lèo lái của Mối Chúa, đã mua
lại với giá rẻ mạt phần vốn chia cho người lao động. Danh sách cổ đông
của công ty cứ ngắn lại theo từng năm, khi công ty không ngừng thua lỗ do
vung tiền mua lại khối tài sản lớn của các công ty nhà nước giải thể. Thực
ra, đây là một bước đi đầy toan tính, của những người nhìn thấy trước xu
thế thời cuộc. Công ty của bố tôi, nhờ sự gia tăng giá trị bất động sản, vốn
được định giá sai trước đó, mà nhanh chóng trở thành một ông lớn trong
lĩnh vực xây dựng. Mối Chúa và khoảng hơn một chục người khác, trong
đó có bố tôi chiếm giữ quyền chi phối nhờ nắm giữ phần lớn cổ phần.
Bố tôi, trên danh nghĩa là chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm giám đốc
điều hành, nhưng mọi kế hoạch kinh doanh, chiến lược đầu tư, chiến lược
thâu tóm... đều do một hội đồng cố vấn, mà rồi mọi người gọi là hội đồng
các papa, do Mối Chúa đứng đầu quyết định.
Rồi xảy ra một cuộc đấu đá giữa các thành viên trong hội đồng. Ban
đầu chỉ là những mâu thuẫn về chiến lược đầu tư, triết lý kinh doanh, ăn
chia quyền lợi. Dần dần mâu thuẫn chuyển sang thành cuộc đối đầu tranh
giành vai trò thủ lĩnh giữa Mối Chúa và một papa khác có biệt danh Máy
Chém. Máy Chém, như giờ đây tôi biết qua lời mẹ kể, chính là bố đẻ của
ông Sinh. Máy Chém có khả năng thanh toán đối thủ thuộc loại vô đối, nhờ
ở những đàn em trung thành và không biết nương tay. Cuộc chiến giữa ông
ta và Mối Chúa đang đi đến hồi hạ màn, với khả năng thua cuộc nghiêng về
phía Mối Chúa, thì Máy Chém bỗng dưng lăn ra chết, ngay trên bụng một
mỹ nhân, nhưng thực ra là bị đầu độc.
Sự việc nhanh chóng khép lại nhờ khả năng thao túng giới truyền
thông của Mối Chúa. Máy Chém chính thức bị chết do tai nạn. Thời gian
đó con trai ông, tức là ông Sinh, đang làm việc nhưng chủ yếu là vung tiền
ăn chơi, ở nước ngoài. Khi ông Sinh về chịu tang cha và nhận phần thừa kế
của bố, ông suýt bị tai nạn xe hơi. Sau đó ông còn cận kề cái chết thêm vài
lần nữa. Chẳng hiểu được ai mách bảo, ông Sinh đồng ý bán lại toàn bộ số