thường đem đàn gửi trí đỉnh non cao ; lại lắm người hồ thủy
giả du, mượn câu tuyết giả say tình nước Bích. Nhưng
những khách thần tiên thủa trước, cảnh hồ sơn thơ hãi lưu
đề ; dạy cho người hồ hải đời sau, tình nhạo thủy bút nên
lưu tích. Bây giờ đã hồ sang trống một bóng thỏ tà tà ;
nghe truyền lao canh đã sang ba cánh gà phanh phách.
Truyền cho thủy-thủ xoay buồm chèo qua lối Yên-hoa, mà
bảo ngư-ông thả neo nọc ngủ thuyền Yên-Tĩnh. Đã văng
vẳng tiếng chuông Trấn-võ, xui lòng người xoay gối động
lương tâm ; nghe xa xa tiếng mõ Nghi-Tàm, khiến bụng
khách trong thuyền thâm tự cảnh. Cất mặt lên song bắc
chưa hồng ; ngảnh đầu lại phương đông đã bạch. Nào thu
xếp túi đàn dịp phách, đem ca-nhi về hãy giấu phố Đồng-
Xuân ; sai anh em dọn lái dọn thuyền, chú thuyền chủ lại về
chờ giai-cảnh.
Ở hồ này thực lắm sự kỳ, nhưng cũng nhớ một vài sự
tích. Hỏi ngày trước rừng lim ở đó, vì làm sao mà hóa nước
mông mênh, mà khi xưa hang đá như kia, vì làm sao cho
nên trầm mịch ? Rừng lim ấy vị ông Khổng-Lộ, nuôi trâu
vàng đào phá hóa mông mênh, hang đá kia tại đức Huyền-
Thiên, phá hang cáo cho nên trầm mịch. Chuông gọi trâu
quăng đâu sòng lại, mãi bây giời hãi bóng cù long ; gươm
chém yêu vẫn chấn hồ kia, kìa đức thánh trống trên qui-
tích. Tả hồ đó nhà thờ nam nữ đêm đêm tắt lửa vẫn cầu
kinh ; hữu hồ kia chùa bụt vãi sư tối tối thắp đèn kể hạnh.
Củng củng rõ chùa Hoa tiếng mõ, mõ di-đà nay hóa mõ đi-
men ; thình thình chợ Bưởi tiếng chầy, chầy giã gió nay ra
chầy giã sách. Hồ-khẩu đó miếu bà Trưng chúa, sóng thần