mạnh mà kéo dài vết đâm xuống. Những lớp máu tươi làm
đỏ ngầu cả một vùng bể ấy.
Còn Murga không để ý gì đến con cá mập ý vừa đâm
chết, lại theo đường lặn xuống bể khơi.
Chuyến ấy vừa được bọt bể lại vừa được con cá mập.
Việc xẩy ra như thế cũng là một sự nguy-hiểm mà các nhà
chuyên nghề đi kiếm bọt bể thường gặp ở dưới nước khơi.
C) Bọt bể làm đồ dùng
Việc thứ nhất của nhà nghề khi kiếm được bọt bể lên là
phải bóc màng nó đi, sau đem ra nước sạch mà vò, rồi theo
một phương pháp riêng mà giặt cho bọt bể được trắng ra,
đoạn phơi cho khô lại. Khi được nhiều rồi, họ tải thứ hóa
hạng quí giá ấy xuống tầu bể để xuất cảng. Luân-Đôn, kinh-
đô nước Anh, là một cái thị-trường lớn nhất thế-giới về nghề
bán bọt bể.
Về bọt bể, nay xin nói mấy câu nữa :
Nhỏ thớ người ta dùng nó để chùi mặt, to thớ thì dùng
để cọ mình trong khi tắm, to thớ hơn nữa thì dùng để cọ xe,
cọ tường, lau máy v. v.
Lại xin thêm mấy nhời khuyên nữa, bọt bể dùng để rửa
mặt, nguyên là một chất mềm mà cần phải sạch, thường
phải dấn nước sôi và giữ cho kỹ, không thế thì nó chính là
một cái « tổ chứa vi-trùng ».
Hiện nay « bọt bể thiên tạo » đang bị « bọt bể nhân
tạo » cạnh tranh. « Bọt bể nhân tạo » làm bằng nhựa cao
su do người Mỹ chế ra, xem đã thấy đắc dụng lắm.