những công ty quá lâu năm cần chiêu mộ nhân sự trẻ và năng động
để làm mới.
Các công ty sáp nhập đã có sẵn đội ngũ, sản phẩm, dụng cụ, chiến
lược, khách hàng trung thành, thành tích, thị phần, thương hiệu,
đôi khi còn có cả một thế đứng địa phương rất khó chiếm. Uy thế
của họ đã được vun bồi sau nhiều năm cạnh tranh trên thị trường,
thậm chí cả trăm năm. Không dễ gì một công ty mới có thể chiếm
đoạt thị phần nếu không mua những công ty sẵn có trên thị phần
ấy. Nói chung, sáp nhập hay mua công ty cho phép chiếm đoạt
một chỗ đứng trong khoảnh khắc.
Nhu cầu nghiên cứu và chế tạo sản phẩm mới đòi hỏi càng ngày
càng nhiều chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D). Đôi
khi một công ty ý thức được sự cần thiết sáp nhập với một công ty
trong cùng lĩnh vực để góp sức và khả năng vào việc nghiên cứu.
Mặt khác, bản chất của thị trường tư bản rất thông minh, ít khi nào
chúng ta được chứng kiến những sự phí phạm ngân sách do hai
công ty cùng vung tiền phung phí vào một lĩnh vực nghiên cứu mà
lại không cộng tác. Ngành chế tạo dược phẩm là một ví dụ rất rõ
rệt về nhu cầu sáp nhập. Những tập đoàn như Pfizer hay Sanofi
ngày nay là kết quả của nhiều cuộc sáp nhập “khủng” trong nhiều
thập niên về trước. Ngày nay, số vốn phải đầu tư vào việc chế
thuốc chẳng hạn, hay viễn thông, điện thoại, vi tính, sinh học,
năng lượng xanh lên tới những con số cực lớn. Do đó, việc sáp
nhập công ty cho phép rải chi phí trên một doanh số cao hơn, một
điều chỉ khả thi khi sáp nhập nhiều doanh số vào với nhau.
Thị trường cũng đánh giá các công ty qua doanh số. Tuy nhiên
kinh nghiệm cho thấy rằng cách đó rất hời hợt, bởi có nhiều công
ty doanh số rất cao mà không vận hành tốt, lợi nhuận thấp, thậm
chí bị lỗ. Thị trường chứng khoán đánh giá những công ty này rất
thấp. Những yếu tố quan trọng hơn doanh số là lợi nhuận, tài sản