MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 144

Từ ngày thể chế kinh tế theo khuynh hướng thoáng hơn, rất nhiều công ty
mọc lên trong nước do nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, không phải công ty
nào cũng được quản lý chặt chẽ theo những phương pháp khoa học. Do đó,
những rủi ro không được đánh giá đúng, những dòng tiền không được xử lý
cẩn trọng, tầm nhìn thị trường đôi khi cũng hạn chế. Số đông những công ty
này cần được củng cố, cấu trúc lại. Tất cả điều kiện thuận lợi kể trên quá đủ
để khuyến khích công ty nước ngoài ồ ạt đổ bộ vào nước ta. Những lý do đó
khiến việc mua bán công ty là chuyện mà chúng ta sẽ được chứng kiến
thường xuyên.

* * *

Thương thuyết để mua hoặc sáp nhập công ty là một trong những loại

đàm phán khó nhất.

Trước hết, công ty bị sáp nhập thường đang gặp khó khăn. Thông thường

khi mua bán nói chung, không ai đi tìm thứ thối, nát, hư hỏng, cũ kỹ, lỗi
thời. Nhưng khi mua bán công ty thì khó lòng tìm ra công ty nào hùng
mạnh, quản lý tốt, đạt chỉ tiêu hàng năm mà lại muốn bán mình trên thị
trường!

Thứ nhì, cơ hội mua công ty rất hiếm có, đôi khi chỉ có vỏn vẹn một công

ty phù hợp trên cả thị trường trong nhiều năm.

Thứ ba, khi cơ hội đó tới, bên bị mua biết họ là mồi ngon nên mặc cả và

đòi giá thật cao. Họ biết rằng trước sau gì công ty muốn mua sẽ bắt buộc
phải tiến hành với bất cứ giá nào, vì họ cũng biết rằng chính họ là cơ hội
bằng vàng. Ngoài ra, thông thường, công ty mua cũng có những vấn đề
không giải quyết được trong nội bộ, nên cũng cần cấu trúc lại và thay đổi
hình thể. Việc mua là cần thiết với những công ty này.

Thứ tư, một số lớn công ty Việt Nam còn ở thời kỳ tuổi non, người sáng

lập ra công ty còn sống và còn giữ vai lãnh đạo. Tâm lý của những người
này rất kỳ quặc. Họ xem công ty của họ như đứa con yêu, như “cục vàng”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.