MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 26

nhiều. Nụ cười khả ái cho phép Phú Ông tự đánh giá mình quá giỏi, chi phối
và thao túng Bờm đến đỗi Bờm phải chịu đổi vật quý với nắm xôi. Và với cả
nụ cười!

Làm cho đối tác tưởng chắc là đã chiến thắng, phe mình thua, là thượng

sách tột đỉnh của nghệ thuật thương thuyết đấy bạn ạ.

Cuối cùng, tác giả của bài ca dao không quên nhắc nhở chúng ta là cuộc

thương thuyết thành công nào cũng kết thúc bằng nụ cười của các phái đoàn
tham dự. Không thể có một nụ cười gượng gạo vì phe nào cũng vui vẻ ký
vào hợp đồng cơ mà! Người Pháp còn cầm thêm một chén sâm-banh
(champagne) để chúc mừng kết luận tốt đẹp của việc thương thảo.

Nhưng kết thúc việc đàm phán thì đó cũng chỉ là sự khởi đầu! Hợp đồng

bao giờ chẳng chỉ là chặng đầu. Nó mở đường cho một sự cộng tác mới,
giữa các đối tác mới. Nó định nghĩa một lộ trình cho một công cuộc chung
để xây dựng một cái gì đích đáng. Thương thuyết xong, uống sâm- banh
xong, hai bên đối tác có nhau là bạn mới. Phải mong là tình bạn lâu dài, như
vậy cuộc đời mới thực sự có ý nghĩa, như vậy thương thuyết mới tới hàng
nghệ thuật.

Từ đây, Bờm đã trở thành bạn tri kỷ của Phú Ông, dù cảnh ngộ cá nhân

khác biệt khá xa.

Trong cuộc đời nghề nghiệp tôi đã giữ lại biết bao nhiêu người bạn tri kỷ,

mà lúc mới làm quen thì họ chỉ là đối tác khó tính, thậm chí là đối thủ không
nương tay.

Nếu kỹ năng thương thuyết cho phép kết thúc một cuộc đàm phán sao cho

có lợi, thì nghệ thuật đi xa hơn thế, hơn thế rất nhiều. Tôi mong bạn đọc cảm
nhận được rằng Bờm và Phú Ông quá tuyệt vời trong mười câu ca dao lục
bát vừa cô đọng vừa chi tiết. Mười câu đó có thể được xem là một cẩm nang
cả về hình thức lẫn nội dung cho những ai đang tập tễnh triển khai một sự
nghiệp đàm phán, về thương mại hay ngoại giao. Tuy đơn giản nhưng sâu
sắc làm sao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.