Lời mở đầu
Trong gần 40 năm nghề nghiệp, tôi như chịu một nghiệp duyên thật nặng
trĩu. Từ tháng đầu tiên làm việc với tư cách một kỹ sư trẻ tuổi đến ngày cuối
trước khi nghỉ hưu, tôi không ngớt bôn ba khắp năm châu, ngủ khách sạn,
làm việc trong hành lang hoặc văn phòng khắp nơi. Đến lúc đó, có lẽ không
một phi trường nào trên thế giới mà tôi chưa tới, không một loại phi cơ nào
tôi chưa bay. Từng đến công tác ở hơn 80 quốc gia, thương thuyết hợp đồng
tại 30 thủ đô, tổng giá trị các hợp đồng tôi thương thuyết hơn 60 tỷ đôla. Tôi
đã làm việc với đủ loại khách hàng và đối tác, thuộc đủ mọi văn hóa, chủng
tộc, ngôn ngữ, và kinh qua đủ mọi hoàn cảnh, mọi rủi ro. Thất bại tôi gặp
nhiều, thành công cũng không ít. Số lần vấp ngã không kể hết, mà vinh hạnh
cũng không nhớ xuể.
Cũng từ nhiều năm, tôi nhận được sự khuyến khích của đồng nghiệp và
bạn bè để viết về thương thuyết và kể lại những mẩu chuyện đã qua. Vốn
không theo nghiệp văn chương, lại sống xa quê hương nhiều năm, tôi vẫn
thường e rằng mình không đủ chữ nghĩa để diễn tả hết những tình huống của
các cuộc thương thuyết. Thường những buổi này gay go, éo le, rắc rối, phức
tạp và nhiều khi còn không đầu không đuôi, nên đòi hỏi một cây bút vững
chắc để diễn tả. Tôi lại càng lưỡng lự hơn khi thấy trong các nhà sách đã có
rất nhiều sách về thương thuyết rồi, thậm chí có cả nhiều môn khác như
quản lý dự án, quản trị công ty… Thế nên tôi thiển nghĩ viết thêm sách chắc
cũng chẳng thêm bổ ích.
Tuy nhiên, tôi cũng tò mò xem bên trong những cuốn sách được trưng bày
có những nội dung gì, và thấy hầu hết những sách chuyên môn đều mang
tính giáo khoa: khuyên phải tập ăn, tập nói, tập nghe, tập hấp thụ, tập phân
tích rồi đúc kết; phải tâm lý ra sao, giải bày thế nào; phải lễ độ theo phong
tục nào khi thăm và đàm phán tại các nước khác… Và tôi có cảm tưởng