sư tháp tùng. Những người này có bổn phận phải giữ thế đứng vô tư dù họ
làm việc cho một phe, bạn hay nghịch cũng như nhau. Do đó việc tìm cách
uốn nắn và chi phối họ theo ý của thân chủ không phải dễ, và không phải ai
cũng nắm vững nghệ thuật bàn biện này.
Việc thương thảo lại rất thường dùng tiếng Anh, Pháp hay Đức, hoặc
Nhật, mà hễ nhắc đến ngoại ngữ không thể quên văn hóa kèm theo… Đó là
chưa kể người đại biểu đôi khi phải thông hiểu các luật về kinh doanh,
không những của chính nước mình mà cả của nước sở tại, cũng như ở những
nơi sẽ được chọn để phân giải nếu chẳng may hợp đồng bế tắc trong lúc thi
công.
Thế rồi khi cuộc thương thuyết kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm,
người được phái đi thương thuyết phải nhẫn nại và kín đáo như thế nào để
đạt được kết quả mong muốn cho tập thể của mình. Nhẫn nại, vì kinh
nghiệm cho thấy có nhiều dự án được thương thuyết trong 3 hoặc 4 năm,
như một nhà máy điện nguyên tử hạt nhân chẳng hạn. Thậm chí tôi từng
thấy một dự án điện lực ở Ấn Độ được một đồng nghiệp của tôi trong công
ty bỏ 10 năm cuộc đời mà thương thuyết vẫn chưa xong! Còn phải kín đáo
là chuyện dĩ nhiên. Có bao nhiêu cặp mắt soi mói theo dõi việc làm của
mình, trong đó có đối thủ từ các nước, thành viên bên phía chủ đầu tư, vì khi
ngồi ròng rã một thời gian dài với đối tác rất khó che giấu những ưu khuyết
của mình. Để lộ một con số, để hở một nỗi thất vọng hay một dữ kiện làm
cho phe mình lạc quan hơn đều có khả năng gây ra tình huống bất lợi. Do đó
ngay việc giữ bí mật trong một thời gian dài cũng là cả một nghệ thuật.
Thú thật, tôi không tìm thấy câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi trên
trong những cuốn sách được bán ở các nhà sách. Thậm chí ở nước ngoài
cũng chẳng có mấy sách nói chi tiết về những tình huống đặc trưng nói trên.
Phần lớn các sách đều giống như những bài ca cổ điển, phải thế này thế nọ,
y như chuẩn bị cho thí sinh đi thi. Và tất nhiên, khi vào bàn hội nghị, người
nào được phái đi thương thuyết sẽ khó quên được mình đang có số phận
hẩm hiu của thí sinh sắp vào mùa thi cử! Tim đập mạnh, tâm lo lắng, giọng
nói đôi khi còn the thé mỗi khi phải phát biểu. Rồi khi quen thuộc hơn,