qua những người không quen từ trước. Và càng không quen thì càng thấy có
nhu cầu phải thông qua những người trung gian đáng tin cậy, làm việc
nghiêm chỉnh và chuyên nghiệp. Từ một ông chú, bà bác thân tình giúp cháu
lấy vợ hỏi chồng, xã hội chuyển sang một cơ quan chuyên nghiệp có phương
pháp hiện đại, có dụng cụ đáp ứng để mỗi “thí sinh” cho hôn nhân tìm được
hạnh phúc qua những kỳ tuyển chọn nhẹ nhàng, thoải mái với xác suất thành
công cao. Chỉ nói đến đó cũng đủ để minh họa vai trò của trung gian trong
thời mới.
* * *
Việc sáp nhập công ty, trên nguyên tắc, cũng không khác gì mấy chuyện
đám cưới. Hai doanh nghiệp dù giống nhau và muốn củng cố vị trí trên thị
trường, hoặc khác nhau và muốn mở rộng lãnh vực hoạt động sang thị
trường mới, đều giống cặp uyên ương nói trên trước khi cưới. Ý định tìm
nhau rồi đề cập vấn đề trực tiếp là một việc rất tế nhị, nếu không muốn nói
phải tránh, trừ những trường hợp quen biết nhau từ lâu và giao lưu thường
trực. Thực vậy, thử tưởng tượng ông Chủ tịch một công ty nọ mời ông Tổng
Giám đốc một công ty kia đi dùng cơm, đến đúng lúc cơm nước xong mạo
muội ngỏ ý: “Tôi thấy nếu hai công ty chúng ta sáp nhập thì việc làm đó thật
là ý nghĩa!”. Còn nói thế nào tế nhị hơn nữa? Tuy nhiên câu trả lời sẽ không
kém sắc bén: “Có ý nghĩa thật, anh ạ. Tôi vẫn tin là các anh muốn nuốt
chúng tôi từ lâu, nhưng cũng từ lâu chúng tôi chờ đợi một công ty hùng hậu
và lành mạnh hơn tới ngỏ ý với chúng tôi!”. Thế là cuộc tình chấm dứt, vì
bên này nghi ngờ bên kia có ý xâm chiếm. Trong những tình huống đó, mối
giao hảo dễ chuyển biến thành một lý do để bức xúc lâu dài.
Thay vì vậy, chỉ cần một trung gian có uy tín với đôi lời vàng ngọc cho
mỗi bên: “Cháu thấy hai bên mà sáp nhập thì chắc tương lai của công ty mới
sẽ xán lạn lắm”. Thế cũng đủ làm cho lãnh đạo hai bên suy nghĩ và nhìn
nhận xu thế thuận lợi. Ai mà chẳng thích nghe trung gian tán vào: “Hai công
ty nhập một sẽ đưa tập đoàn mới thành lập vượt lên đẳng cấp quốc tế! Sân