MỘT ĐỨA CON ĐÃ KHÔN NGOAN - Trang 5

GIỚI THIỆU

T

ừ thuở văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ còn chập chững đi những bước

đầu tiên, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã xuất hiện. Sự có mặt của tập truyện
ngắn Kiếp hồng nhan xuất bản năm 1923 đã ghi nhận điều này. Trong trào
lưu của dòng văn học hiện thực phê phán, bằng tác phẩm của mình, ông đã
khẳng định vị trí hàng đầu và được xem như một trong những người đặt nền
móng cho nền văn học này bằng những tác phẩm xuất sắc nhất. Hơn 50 năm
cầm bút, ông đã có dành một khoảng thời gian để sáng tác cho thiếu nhi.
Trong hồi ký Đời viết văn của tôi (NXB Văn Học 1971) có đoạn ông viết:
“Lại một người bạn cũ của tôi là Nguyễn Đức Phong, tức Thái Phỉ, xuất
bản tờ báo nhi đồng lấy tên là Cậu Ấm. Báo Cậu Ấm đăng hai truyện dài và
một truyện ngắn. Một truyện dài là Tấm lòng vàng.”
(tr. 181) Xin đặt câu
hỏi: - ngoài tác phẩm đã nêu trên thì một truyện dài và một truyện ngắn còn
lại tên gì? Lâu nay, do thiếu tư liệu nên các nhà nghiên cứu văn học đã
không đề cập đến.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đó là truyện dài Đảng Rổ Bẫy và truyện

ngắn Đồng trinh Gia Long. Trước hết xin đề cập đến tờ báo mà trong hồi ký
của nhà văn Nguyễn Công Hoan có đề cập đến. Tờ báo này từ số 1 đến số
12 (ra ngày 8.5.1935) có tên Cậu Ấm báo con trai. Bắt đầu từ số 13 (ra ngày
15.5.1935) được đổi tên thành báo Cậu Ấm Cô Chiêu. Chủ nhiệm của báo là
ông Nguyễn Đức Phong, tòa xoạn đặt tại 82 Rue du Coton (Phố Hàng Bông
Hà Nội), báo in theo khổ 19x29cm, dày 20 trang. Truyện dài Tấm lòng vàng
được in từ số 1 đến số 13, trước khi chấm dứt có giới thiệu thêm: “Tấm lòng
vàng đã đặt ông Nguyễn Công Hoan vào vị trí số 1 nhà viết truyện cho trẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.