MỘT ĐỨA CON ĐÃ KHÔN NGOAN - Trang 6

em có biệt tài, muốn biết ông Hoan hơn nữa thì đón xem Đảng Rổ Bẫy”.
Qua số báo sau, tức số 14 (ra ngày 22.5.1935) bắt đầu in Đảng Rổ Bẫy và
kết thúc vào số 30 (ra ngày 11.9.1935). Còn truyện ngắn Đồng trinh Gia
Long thì in trên báo số 6 (ra ngay 27.3.1935).

Do truyện dài Đảng Rổ Bẫy chưa được in thành sách nên hầu như các nhà

nghiên cứu không biết đến cũng là điều dễ hiểu. Từ sự phát hiện này, chúng
tôi có viết thư báo tin cho nhà văn Lê Minh con gái của nhà văn Nguyễn
Công Hoan. Và chúng tôi thật sự vui mừng khi trong thư phúc đáp, bà Lê
Minh cho biết cũng mới tìm được hai tác phẩm của bố. Đó là vở kịch Tấm
lòng vàng gồm 5 hồi, 3 cảnh do chính nhà văn chuyển thể từ truyện dài cùng
tên và truyện vừa Một đứa con đã khôn ngoan. Hai tác phẩm này thuộc tủ
sách Truyền Bá của NXB Tân Dân in vào năm 1942. Có được hai tác phẩm
này là do Bibliothèque Paris tặng cho Thư viện quốc gia - Bộ Văn Hóa -
Thông tin, và nơi đây đã cho bà Lê Minh chụp lại từ microfim. Từ những sự
phát hiện này, chúng ta đã biết thêm một biệt tài của nhà văn bậc thày
Nguyễn Công Hoan khi viết cho trẻ em. Ở đó sự giáo dục, hướng thiện đã
được lồng vào cốt truyện ly kỳ, gây cấn để hấp dẫn người đọc, chứ không
chỉ là những lời giáo huấn khô khan. Và điều đáng quý hơn nữa là những
vấn đề mà nhà văn đặt ra thì ở thời điểm này nó vẫn còn mang ý nghĩa thời
sự.

Trong truyện Một đứa con đã khôn ngoan, nhà văn giáo dục cho trẻ em

đức tính yêu lấy tiếng Việt. “Ta có tiếng nói riêng. Bổn phận ta là phải giữ
lấy tiếng ta, vì tiếng ta tức là tinh thần nước ta”
(tr.12). Cậu bé Chỉ trong
truyện này chỉ mê tiếng Pháp và cho rằng tiếng Việt không đủ để diễn tả hết
mọi suy nghĩ và sự vật. Ngay cả lúc viết thư cho bạn thì cậu cũng phải dùng
chêm tiếng Pháp. Cậu (bố) của cậu bé Chỉ không đồng ý và phân tích cho
cậu rằng: “Con thấy thiếu chứ tiếng ta không thiếu. Nếu thiếu chăng, thì nó
thiếu ở ý mới, vật mới xưa kia không có. Còn những ý cũ vật cũ thì tiếng
nước ta vẫn đủ như thường. Xem ngay như về gia đình, ta có biết bao nhiêu
tiếng: kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, chắt, chút, chú, bác, cậu, mợ, dì,
cô, thím, âu yếm, thân, hiếu, đễ, từ và biết bao nhiêu tiếng nữa. Lại nói như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.