MỘT GIỌT TỪ SỰ ĐỌA ĐÀY - Trang 35

TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI

(Trích tác phẩm: Patmosz)

Con người cần tự bản thân mình tạo dựng tác phẩm, để có thể sống trong

vĩnh cửu. Nhưng tác phẩm cần là tác phẩm mở, để nếu ai muốn bước vào, ta
đều tiếp nhận.

Tác phẩm có thể là một ngôi nhà, có thể là một bức họa, có thể là một đất

nước. Akhilleus (vị thần Hi Lạp Asin) không làm thơ, nhưng ai dám bảo
chàng đã không tạo dựng tác phẩm cuộc đời? Bằng hành động của mình,
chàng đã cho ra đời một tác phẩm cuộc đời anh hùng. Những vị thánh.

Cần phân biệt tác phẩm với sự trưng diễn. Tác phẩm làm ra từ chất liệu

cuộc sống con người, như thể một thứ duy nhất, quánh đọng và mang hình
hài cuối cùng của một cái gì sẽ mất đi; còn sự trưng diễn, sự khoe khoang là
một kì công có thể học và lặp lại.

Trong sự trưng diễn, khoe khoang vắng thiếu con người.
Truyền thống Ấn Độ gọi tác phẩm là nghiệp, là thứ tạo từ chất liệu sẽ rữa

nát, nhưng sẽ còn lại. Sự trưng diễn, khoe khoang không phải là một tác
phẩm lớn, chỉ là một hành động tức thời, không thứ bậc và không tầm vóc.

Tác phẩm là một cái gì phải lớn hơn đời sống, và vì thế cần hiến dâng đời

sống cho tác phẩm. Hiến dâng không vì để tác phẩm còn lại mà để tác phẩm
tồn tại. Tồn tại trong vĩnh cửu. Từng viên gạch của tác phẩm cuộc đời đều
chối bỏ một cái gì đó từ đời sống. Vừa hưởng thụ đời sống vừa xây dựng tác
phẩm cuộc đời, điều ấy không có.

Tác phẩm cần nâng con người lên sự nhất quán độc lập với đời sống, lên

sự sống ở mức độ cao hơn, trong những tỉ lệ vượt xa những tỉ lệ của cái tôi,
và lặp lại bản thân nhiều hơn so với chính bản thân nó.

Nghiệp là một hình thức cô đọng của toàn bộ tư tưởng, ngôn từ và hành

động của con người, trong một không gian rộng lớn hơn đời sống, và không
thể chạy trốn khỏi những hậu quả của nghiệp; chỉ có một cách duy nhất có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.