thể là sự triệt tiêu đối với nghiệp. Nhưng sự triệt tiêu này của nghiệp (chính
là tác phẩm cuộc đời) cũng là tác phẩm.
Tác phẩm này ở Ấn Độ người ta gọi là nirva - niết bàn, ở xứ Arập gọi là
fana. Đây là tác phẩm, cuối cùng; dấu hiệu bên ngoài của nó không nhận
thấy, nhưng sự tồn tại còn lại của nó tuyệt đối. Đời sống của con người lớn
hơn bản thân nó, tính chất cô đọng của nó chứa chất trong các lĩnh vực
giống như đời sống, nhưng trong các hình thức khác và tác động trở lại đời
sống cùng các sức mạnh và tạo ra hình thức đời sống từ hình ảnh của chính
nó.
Chúng ta đều biết đời sống không có mục đích; nhưng đời sống có ý
nghĩa.
Con người tự đặt ra ý nghĩa trong bản thân họ để cho rằng sống một đời
sống như thế nào là xứng đáng. Nếu duy trì đời sống thấp hơn một mức độ
nhất định nào đấy, vô nghĩa; nếu vượt qua những mức độ này, bản thân đời
sống bắt đầu trở thành tác phẩm.
Cần xây dựng đời sống một cách có ý thức, nhất quán, không phải từ đời
sống sinh học, mà từ những điều như âm nhạc, thi ca hoặc siêu hình học.
Bởi vì tác phẩm cuộc đời có logic đặc thù, độc lập với đời sống sinh học.
Logic này không phải việc chia sẻ ngày càng hăng hái những của cải tự
nhiên của đời sống, mà phải là kích thước của đời sống. Hai thứ này không
thể tương thích với nhau.
Kích thước coi hưởng thụ là sự phản bội đời sống, bởi đời sống có giá trị
cần trung thành với những gì cao hơn nó. Người ta có quyền sống một đời
sống tâm lí hoặc cộng đồng, nhưng mức độ kích thước của nó sẽ coi điều
này như một sự phản bội đối với tác phẩm cuộc đời. Cho dù rất nhiều thứ
chống lại, nhưng con người vẫn bắt buộc phải coi tác phẩm cuộc đời là của
mình.
Phiền hơn nữa, phải chăng sự tồn tại mà tác phẩm miêu tả, đó là tôi, hay
là hiện thực của tôi đi chăng nữa, nhưng vẫn là một người nào đó cao xa hơn
tôi.