Kierkegaard nói; "để tôi tìm được một cách diễn đạt trực tiếp, rất hiếm hoi
tôi gặp được một lối thể hiện gián tiếp, vượt qua mọi mức độ."
Đây là trật tự sống mà bản chất là: "một bước tiến hai bước lùi", con
người tìm thấy cảm giác của mình trong sự tự lừa dối, nhưng nó cố tình
quên đây là sự phản bội, kẻ đi lừa dối chính là bản thân mình. Bản thân nó
không có chính kiến riêng, nhưng cố tình bẻ quẹo ý nghĩa của các ý kiến, và
khi phải chịu trách nhiệm, nó nhâng nháo phô ra bộ mặt vô tội.
Đời sống không chống lại sự sống, mà đời sống là trạng thái suy thoái và
bị khóa kín của sự sống. Đời sống có một tình trạng tiêu cực, đấy không
phải là cái chết, không phải sự thụ động, không phải sự thủ tiêu mà là sự bế
tắc dửng dưng. Đây chính là phản xạ. Phản xạ là tình trạng trừu tượng của
đời sống, là sự tách biệt, cô đơn, là một dạng của sự khóa kín, khi con người
nâng sự khóa kín này lên, như một vòng quay không nghỉ xung quanh bản
thân mình, thành định luật sống.
Bằng sự trừu tượng này con người đánh mất hiện thực sống của mình và
suy thoái, tất nhiên; sự tỉnh táo của con người ngủ yên và đờ đẫn, tự nó nói
lên điều này; và sống trong một không gian rỗng tuếch, chắc chắn. Đây là
szamszára, là sự mê muội lạc giữa những hình ảnh mộng. Đây là mặt tiêu
cực của sự sống. Là sự vật vờ giữa những trừu tượng phi hiện thực mà hình
ảnh tượng trưng của nó là cuộn dây Gordius và mê cung.
Phản xạ là mặt tiêu cực của sự sống; trong trạng thái này sự sống toàn
diện bị phá vỡ và đóng lại. Nói một cách khác: sự sống bị xoắn lại và trở nên
khổng thể giải quyết được, giống như cuộn dây Gordius, hoặc có thể nói
cách khác nữa: vì lạc phương hướng, sự sống trở thành một ảo tưởng tuyệt
vọng, như một người lạc vào mê cung.
Phản xạ là mặt tiêu cực cửa sự sống, bởi vì cội ngụồn và trọng tâm của sự
sống phải là cái TÔI tỉnh táo vĩ đại, mang tính thần thánh. Trong đời sống
theo phản xạ con người trở thành cực trái ngược: thành cái TÔI vật chất cá
nhân. Từ sự sống nó rơi xuống hoàn toàn và thực chất ngừng-tồn tại. Đời
sống của nó là một ảo ảnh bịa đặt, cùng lắm là một: khả năng, như
Kierkegaard đã nói. Cái TÔI vật chất cá nhân không bao giờ đạt đến sự