am hiểu lịch sử, tập quân nước Lào nhất toàn quân. Mình hơi sượng, xin
đính chính ngay. Nhất toàn quân thì không dâm đâu thủ trưởng ạ. Gọi là có
chút của hồi môn nhét ba lô, nhỡ có làm rể thì cũng đáng mặt là chàng rể
hiểu biết chút chút về tổ tống bên nhà bố mẹ vợ. Nghe vậy chính uỷ liền
nửa đùa nửa thật nghiêm mặt bảo, đang chiến đấu, cậu nào có ý định làm rể
là tôi cạo trọc đầu luôn, cho ở chùa thành sư đấy. Cả họi trường cười ầm ĩ.
Chỉ một thời gian ngắn ông Nhị Nguyễn tiếp xúc với trung đoàn trưởng
trung đoàn 55, từ lúc nào ác cảm chuyển sang mến cảm, gần gũi. Anh ấy
không để bụng, không nghĩ xấu về ai, thẳng ruột ngựa, chân thành vậy, sao
mà giận lâu được. Ông còn hỏi chuyện vài lính cựu của trung đoàn, được
biết sơ sơ về “trình độ” của thủ trưởng: trốn nhà đi bộ đội từ năm mười sáu
tuổi, mù chữ. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ là đại đội trưởng đã học hết
cấp hai vài năm sau hết cấp ba bổ túc hoàn toàn là tự học. Con người này
lúc nào cũng ham học hỏi không giấu dốt.
Một lần sau cuộc họp với tiểu đoàn ông trung đoàn trưởng ghé tai nói:
“Anh là người nhiều chữ nhất trung đoàn ta đây tôi muốn anh dậy cho ít
tiếng Pháp, mà chịu chưa biết bố trí vào lúc nào”. Tưởng nói chơi vậy rồi
anh ấy làm thật, tìm được một khoảng trống công việc vào tối thứ bảy.
Hàng tuần cứ đúng tám giờ tối, ông Nhị Nguyễn lại lên lán trung đoàn
trưởng. Bên ngọn đèn bão tù mù thầy trò đánh vật với chữ. Tay anh ấy
được cái nhớ mặt chữ nhanh kiểm tra sơ sơ từ mới đầu viết không lỗi chính
tả, chỉ phát âm thì giật cục như gà nghẹn. Nhưng rồi học buổi đực buổi cái,
ở chiến trường làm gì có thứ bảy, chủ nhật, làm gì có ngày nghỉ?
Một người nữa luôn “gắn” với ông trong thời gian ở sư đoàn Trường Kỳ,
chiến trường C, không phải ai khác, chính là Đỗ Trường. Như Đỗ Trường
kể thì sau khi ông phải về nước, anh ta thay làm đội trưởng một thời gian
ngắn rồi cũng rút, trên điều đến một trung đoàn bộ binh thuộc Quân khu
Bốn rồi vào mặt trận Trị Thiên. Trước khi sang đấy anh thắng tiến có phần
nỗi trội theo ngạch chính trị, khi ông Nhị Nguyễn là tiểu đoàn phó thì anh
đã là phó chính uỷ trung đoàn, tức cao hơn hai bậc. Ông Nhị Nguyễn không
quân tâm đến cấp bậc của anh ta, mà chỉ thấy ngạc nhiên một điều, người
này hình như cứ bám riết lấy ông như một tiền định vậy! Ông không ghét