trưởng nổi tiếng dũng cảm xông pha trận mạc bao nhiêu năm một cách
nghiệt ngã và vô lý đến thế. Khi nghe tin anh ấy hy sinh, cả mặt trận sững
sờ không ai có thể tin nổi!
Cái ngày ông vừa đặt ba lô xuống trạm khách đơn vị đầu tiên phải trình
diện sau khi về nước, đã gặp ngay một người gày mảnh đi xiêu xiêu từ đâu
đến, giơ tay bắt trước, cười xuê xoa và nói khơi khơi:
- Tôi là đại đội trưởng. Đã nghe chuyện của anh ở Chăm Pa Xác rồi. Vậy
giờ anh là trung đội phó già nhất toàn quan đấy nhá. Đừng ngại. Có đủ
chiến dịch cho anh làm lại từ đầu.
Ông hoàn toàn bất ngờ, hẫng hụt trước lối làm quen như vậy. Một nông dân
mặc áo lính, nói năng cục mịch đường đột. Ông hơn anh ta đến bốn, năm
tuổi, đáng ra anh ta không nên xia vào nỗi đau của người vừa chân ướt chân
ráo về đây.
Lúc đó bực người đại đội trưởng ấy lắm, nhưng ông nuốt giận không nói lại
câu nào. Rồi ông biên chế vào một đại đội khác chứ không cùng đại đội với
anh ta.
Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, người nông dân mặc áo lính ấy nổi lên như
một anh hừng, hai lần bị thương vẫn không rời trận địa và đại đội cửa mở
của anh đã xuất sắc trong trận mở màn đánh vào đồi A1. Bẵng một thời
gian khá dài, trong huấn luyện thời bình, rồi đến các đợt đi B ngắn, năm
1971 ông được điều trở lại chiến trường C, nhận nhiệm vụ tại trung đoàn
55. Đây cũng là lần cuối cùng ông sang đất bạn ông lúc đó là tiểu đoàn phó,
đơn vị mới lại chính là đơn vị của người nông dân mặc áo lính ấy, với
cương vị trung đoàn trưởng. Hơn một chục năm gặp lại anh ấy ít thay đổi
về vẻ ngoài, vẫn gày, dáng xiêu xiêu, tất bật, tiếng oang oang. Sau khi
chính uỷ trung đoàn dặn dò, trao đổi xong, trung đoàn trưởng liền hỏi tiếp
ông một câu như đánh đố:
- Anh sang đất bạn cùng được nhiều năm rồi. Có biết ai đặt tên nước. Lào
là Triệu Voi không?
Lại vẫn là sự đường đột không nên có với cấp dưới mới về ông không thể
trả lời câu hỏi hóc như thế, mà chắc những vị ngồi đây cũng đều tắc cả.
Như đọc được suy nghĩ ấy của ông chính uỷ trung đoàn một người trông