anh có còn yêu em không?
- Em hỏi điều ấy làm gì nữa? - ông ngán ngẩm hỏi lại.
Đôi nắt nai bỗng ánh lên sự dữ dằn hiềm thấy nàng nói trong nỗi thất vọng,
ê chề:
- Em biết mà, anh đi là hết. Hết yêu em. Hiểu rồi. Anh chạy trốn!
Ông Nhị Nguyễn không ngờ Xão Xọi nói ra được câu ấy, chẳng phải chính
ông cũng nghĩ về mình như vậy sao!
- Dù thế nào - Xão Xọi lại nói trong nỗi tuyệt vọng - Đến giờ em vân yêu
anh. Cả lúc anh trốn chạy.
Ông nhớ mãi cái buổi chiều hôm ấy, lủi thủi một mình trên con đường mòn
hun hút, rời cao nguyên Boloven với cái ba lô mỏng xẹp đựng cái án kỷ
luật sau lưng. Và chỉ còn khẩu Saint - Etieune cổ lỗ trễ nải vò võ bên hông
là bạn đường.
Ông trả lại khẩu súng ngắn mới lĩnh và cố tình mang nó về nước, khẩu súng
từng gắn với ông bao buồn vui khẩu súng đã hết đạn. Chiều hôm đó ông đi
như chạy không dám quay đầu lại, sợ cái ánh mắt nai tuyệt vọng, đau đớn
của nàng xoáy đuổi sau lưng. Về nước, ông Nhị Nguyễn về một đơn vị
chiến đấu, tuy không bị cách tuột xuống lính trơn, còn là trung đội phó. Hồi
mới vào quân đội, ông từ phó giám đốc đài phát thanh được phiên sang đại
đội bậc trưởng, vậy là ngoài kỷ luật về Đảng, ông bị giáng liền mấy cấp.
Lúc ấy có anh cán bộ chính trị tiểu đoàn còn nói may cho cậu không bị
tước quan tịch ra toà án binh là án dựa cột chứ tội chẳng nhẹ đâu ông thì
không nghĩ đến chuyện “may” hay “không may”. Ngay cả cảm giác hổ thẹn
cùng chỉ là thoáng qua. Ông vẫn dám nhìn thẳng vào mặt người khác khi
nói chuyện, bề ngoài vẫn tỏ ra bình thản với anh em trong đơn vị mới ấy là
do ông luôn chủ động một khi dám làm dám chịu, mình đã yêu Xão Xọi
thực lòng sai là yêu không đứng chỗ, đúng lúc, phải trả giá là điều không
tránh khỏi.
Đôi lúc ông lại tự hỏi: sao người đời hay móc chuyện này ra để hù doạ
nhau thế nhỉ? ông không sợ sự hù doạ. Nhưng với toà án lương tâm thì
khác, sợ phải đối mặt với chính mình và lạ là càng về cuối đời sự tự buộc
tội càng trở nên nặng nề hơn. Đó thực sự là pháp trường trắng.