dỡ hàng, chia nhỏ để gánh gùi lên cao, không ai hỏi, cũng không cần biết
đó là thứ hàng gì. Cụ già chậm rãi rót trong am ra cái bát sành sứt miệng
thứ nước lá rừng màu đỏ đậm mời khách. Ông Nhị Nguyễn uống thấy vị
hăng hắc, ngòn ngọt nơi cổ họng ông hỏi già.
- Cụ được bao tuổi rồi?
- Không biết! - Già làng lắc lơ mỗi đầu bạc
- Cụ thử nhớ lại đã qua bao vụ rét?
- Lục nào cũng rét, cũng ấm.
Có anh là cháu cụ vừa ở chỗ thịt trâu về, nghe vậy thì đỡ lời cho cụ:
- Cụ tôi hồi còn minh mẫn thường kể ở dưới thấp mỗi năm có một cuộc
tung quả còn bọc bằng vải chàm mỗi cuộc như vậy là thêm một tuổi. Lên
đây không còn hội tung còn nữa cũng chẳng ai hỏi tuổi của nhau nữa.
Ngay chiều hôm đó từ cái làng của những người không có tuổi, hai thày trò
ông Nhị Nguyễn vào khu vực nhà kho cách đây không xa. Đó là mấy ngôi
nhà tre bương kín đáo nằm dưới tán cây cổ thụ không có cổng gác, cũng
chẳng có hàng rào che chắn. Cái Sở kho bạc bảo vệ sơ sài nhất thế giới mà
cũng an toàn nhất thế giới! Chẳng phải làm thủ tục gì nhiều, bởi ông thủ
kho Nguyễn Văn Lương vốn là bạn cũ với ông Nhị Nguyễn thời sinh viên,
cũng sinh hoạt trong tráng đoàn Lam Sơn. Từ dạo theo huynh trưởng Tạ
Quang Bửu lên chiến khu, giờ hai người mới gặp nhau nên tay bắt mặt
mừng:
- Huynh trưởng đã gọi điện trước cho mình rồi - ông Lương cầm tờ giấy
giới thiệu ông Nhị Nguyễn đưa nói - Uống nước đã rồi mình đưa đi lĩnh
hàng.
- Cậu về đây hồi nào nhỉ? - ông Nhị Nguyễn hỏi
- Cánh ta tản mát mỗi người một việc. Mình vốn là viên chức sở kho bạc
Hà Nội , thì lại giao giữ kho bạc. Hôm nhận việc, mình được ông Đỗ Đình
Thiện phụ trách quỹ trung ương ở Hà Nội cho biết, toàn bộ Quỹ Độc lập
thu được trên hai mươi triệu đồng Đông Dương, còn Toàn lễ Vàng từ 17
đến 24-1-1945, đồng bào ủng hộ được ba trăm bảy mươi ki lô vàng tương
đương số thuế thu được trong một năm dưới chế độ thực dân Pháp. Ông
Thiện còn bảo trong Tuần lễ Vàng mỗi ngày có hàng trăm người đến hiến