MỘT NGÀY LÀ MƯỜI NĂM - Trang 62

tranh ban nãy. Và khi đang khiêng con trâu lòi ruột về, họ luôn bị mùi cọp
ám suốt dọc đường, hẳn “ông kễnh” hậm hực bám sau một đoạn dài mà
không thể nhảy ra cướp lại mồi. Vậy là người đã nhanh hơn cọp có nửa
bước chân.
Pắc Chom là một bình nguyên ở lưng chừng trời. Hơn một chục nóc nhà
tranh vách đất, nhà nào cùng liền sát vườn trồng toàn một thứ mận, đào
đang độ ra quả xanh nhỏ như cục áo bấm lúc líu các cành nhánh. Điều làm
ông Nhị Nguyễn bất ngờ, đây lại không phải là bản của người dân tộc thiểu
số Tày Nùng hay Dao, Mông mà toàn dân Kinh gốc. Khi mọi người đang
xúm quanh con trâu bị hổ vồ, lột da xả thịt chuẩn bị bữa liên hoan cả làng,
thì ông Nhị Nguyễn gặp một cụ già da đỏ au, râu tóc bạc phơ nom như tiên
núi trong truyện cổ tích. Đó là người cao niên nhất, thực sự là một “Thành
hoàng làng” sống. Cụ đã đến độ lú, chỉ còn nhớ mang máng có gốc gác
dưới xuôi, chứ không thể nói rõ quê ở huyện nào, tỉnh nào. Cụ theo gia
đình lên miền thượng du sinh sống từ rất lâu rồi. Ban đầu họ ở chân núi, lẫn
với đồng bào thiểu số. Nhưng những người dân lành như đất ấy thường bị
quan Tây, lang đạo sách nhiễu, cướp bóc, hà hiếp. Đói nghèo và áp bức đã
đẩy những người trong gia tộc cụ bìu díu tìm đường lên cư ngụ ở nơi chót
vót này. Thấy vùng đất hoang sơ, màu mỡ, lại phẳng phiu thì họ dừng lại
dựng nhà, phát nương trồng ngô, lúa, trồng lanh, dệt vải, tự túc cái ăn cái
mặc. Các nhà cứ dần đông lên, đều là con cháu cụ phân đàn ra cả. Heo hút,
cheo leo, lại lắm beo, hùm thành ra Tây, tề đều không dâm bén mảng đến
Pắc Chom, đây trở thành vừng đất bị quen lãng, sống khép kín biệt lập với
thế giới văn minh. Con người ở đây vốn hiền lành chất phác, thời gian dài
co mình trong vương quốc nhỏ bé của mình càng làm họ hiền lành, chất
phác hơn. Tưởng như thời gian gió thỏi may bay, họ chẳng còn biết đến
thời cuộc dưới chân núi xoay vần ra sao nữa, bằng lòng với đời sống “cộng
sản nguyên thuỷ” của mình, vậy mà cuối năm ngoái, khi có anh cán bộ Việt
Minh lên, nói là cần lập kho hàng, nhờ bà con che chở, giúp đỡ, thì “Thành
hoàng làng” cùng bà con đồng tình ngay. Chưa hiểu Việt Minh, nhưng thấy
nóiViệt Minh đánh Tây, đánh bọn lang đạo ác bá thì rõ là Việt Minh vào
phe dân làng rồi. Khi hàng về chân thác, bà con liền hè nhau cùng cán bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.