cả. Một lúc thật lâu rồi như nhớ ra anh vui vẻ trở lại, kéo bé Đan Đan đến
trước mặt dạy nó đọc hai chữ “Good Morning”. Anh bảo:
- Muốn làm nhà ngoại giao thì ngay bây giờ phải học Anh Văn con nhé.
Nhìn khuôn mặt giễu cợt của anh, người ta có thể nghĩ đến một nếp sống
hạnh phúc tràn trền nhưng tôi biết một khoảng trống đang ngập đầy trong
trái tim héo hắt của anh Cương.
Chúng tôi giã từ anh Cương ra về. Bây giờ tôi thấy thương chị Ngọc nhiều
hơn. Vâng, chị mới là người đáng thương nhất trong cuộc, nhìn bề ngoài
chị có đầy đủ tất cả, nhưng thực tế chị chỉ giữ được cái xác không hồn của
anh Cương. Tôi quay sang “Ông bạn của tôi” doạ:
- Nếu sau này anh rắc rồi em sẽ giết anh.
Người tình tôi ngơ ngác:
- Em nói gì lạ thế?
Tôi yên lặng tựa sát người chàng và nhủ thầm trong lòng:
- Không, sẽ không bao giờ có chuyện đó với chúng tôi đâu.
Chuyện của anh Cương là một chuyện tình đã mất. Tình yêu bao giờ cũng
vĩnh cửu và hạnh phúc gia đình là một cái gì dễ đến nhưng cũng khó tìm.
Trên con đường râm mát, chúng tôi chậm rãi đi bên nhau, trao quyển sách
ép đầy hoa của anh Cương cho chàng, tôi mở ví lấy bức ảnh của bé Đan
Đan ra ngắm. Thằng bé thật đẹp. Nó là kẻ thừa tự hoàn toàn của ông cậu
tôi.
Lật ra mặt sau bức ảnh tôi đọc lại hàng chữ “Nhà ngoại giao tí hon Đan
Đan” mà lòng chợt miên man. Vẻ lạnh lùng cao ngạo của ông cậu, nỗi cô
đơn của anh Cương và sự hồn nhiên của bé Đan Đan.
Đời rồi sẽ ra sao? Tôi không hiểu gì cả, nhưng ít ra nó không hẳn chỉ nằm ở
hai chữ tình yêu và hạnh phúc.
LIÊU QUỐC NHĨ