làm hai vật có thật, thì nếu không phải là ngu thì là điêu. Đế vương tranh nhượng, hễ sái thời nghịch
tục thì gọi là “soán”; còn nhằm thời thuận tục thì gọi là “nghĩa”. Hà thần này! Người hãy lẳng lặng mà
xét lại, ngươi sẽ rõ cái gốc của Quý, Tiện, của Lớn, Nhỏ.
*******
Hà thần nói: “Vậy thì tôi phải làm gì bây giờ? Tôi phải đừng làm gì bây giờ? Tôi phải từ, tôi phải
nhận, tôi phải tới, tôi phải lui. Tôi phải tính sao đây?
Hãi thần nói: “Lấy con mắt Đạo mà xem thì không có chi gọi là Quý, chi gọi là Tiện, chi gọi là Ít,
chi gọi là Nhiều cả. Chỉ có Một mà thôi. Để cái chi ra ngoài Đạo đều là lầm đó. Phải theo thời theo
thuở. Phải nghiêm nghị như một quốc quân không tư đức; tự nhiên như một địa thần không tư phúc.
Muôn vật một hạng, không ngắn, không dài. Đạo không chung thủy, vật có tử sanh: không thường.
Doanh hư, chung thủy nối nhau. Đó là nói cái phương của đại nghĩa, luận cái lý của vạn vật. Mạng
sống của vạn vật qua như ngựa chạy, không động biến, không đổi dời. Hỏi: “Phải làm đi gì? Phải
không làm đi gì. “Có chi lạ: phải do đường biến chuyển của tạo hóa, phải theo thời theo buổi. Có bao
nhiêu đó mà thôi”.
*******
Hà thần hỏi: “Vậy chứ Đạo quý chỗ nào?”
Hãi thần nói: “người biết Đạo thì thông lý. Thông lý thì rõ quyền. Rõ quyền thì không vật nào hại
được. Người chí Đức vô lửa không nóng, xuống nước không ngột. Lạnh, nóng không hại được, cầm thú
không phạm đặng. Nói vậy, chẳng phải là nói người chí đức không sợ mấy chỗ nguy hiểm đó, ấy là
muốn nói: người chí đức xét kỹ lúc lui tới nên lánh nguy, cẩn thận cử động nên khỏi họa. Nên nói:
“Trời ở trong, người ở ngoài. Đức ở nơi Trời.” Phải cho “lẽ Trời” siêu xuất, hầu hành vi hợp với bổn
nguyên.”
*******
Hà thần hỏi: “Sao gọi là Trời? Sao gọi là Người?”