các nhà đại phương ắt sẽ chê cười tôi”.
Hãi Thần nói: “Cùng ếch giếng không thể nói biển đặng: nó chỉ biết cái hang nó mà thôi. Cùng con
trùng mùa hạ, không thể nói tuyết đặng: nó chỉ biết có một thời mà thôi. Cùng kẻ sĩ hẹp hòi không thể
nói chuyện Đạo: họ bị rang buộc trong giáo lý của họ mà thôi. Nay ngươi ra khỏi lòng song, thấy biển
cả mà biết xấu hổ. Vậy thì nói đại lý với ngươi được.
“Dưới trời, nước không đâu nhiều hơn biển. Đó là nơi muôn sóng chảy về, không bao giờ ngưng
mà không hề vơi. Rồi nước biển lại chảy qua ngả đông mà không hề lưng, Xuân, Thu, mưa nắng không
đổi nó, mà nó cũng không hay. Hơn rạch sông không biết lượng số nào, mà ta chưa từng cậy đó là
nhiều, là vì tự xét, sánh với Trời Đất Âm Dương, trong trời đất ta chẳng khác nào một viên đá nhỏ,
một gốc cây nhỏ trong giải núi to. Đã rằng là ít, sao thấy mình nhiều? Bốn biển, ở trong trời đất phải
chăng chỉ là hang nhỏ ở trong chầm lớn hay sao? Vạn vật, lấy số muôn mà nói thì người được có số
một mà thôi. Lấy chin châu là nơi lúa thóc sanh sản, thoàn xe thông hành mà sánh, thì người cũng
không qua số một. Người đối với vạn vật, khác nào một sợi lông trong mình ngựa. Chỗ liên hiệp của
ngũ đế, chỗ tranh giành của tam hoàng, chỗ lo lắng của người nhân, chỗ nhọc nhằn của kẻ sĩ, rốt lại có
chi: Bá Di từ ngôi, lấy đó làm danh, Trọng Ni nói ra, gọi vậy là rộng. Mấy cái mà họ cho rằng nhiều
đó, khác nào ngươi thấy trước khi thấy biển”.
*******
Hà thần hỏi: “Vậy tôi cho Trời Đất là cực đại, cái lông là cực tiểu có được không?”.
Hãi thần nói: “không được. Muôn vật biến chuyển không cùng, thời giờ đi mãi không dừng, số
phận dời đổi không thường, tiếp sau lien tiếp không thôi. Ấy nên, đứng chỗ biết rộng đây mà xét việc
xa gần thì thấy nhỏ không cho là ít, thấy lớn không gọi là nhiều: đó là biết được chỗ biến không cùng.
Luận qua kim cổ, thì việc đã qua không ưu tư, việc đương thời không bận lòng: đó là biết được chỗ
không dừng của thời giờ. Xét việc lưng vơi, thì đặng không vui, mất không buồn: đó là biết được chỗ
thông thường của số phận. Thấy đặng như vậy thì sống không mừng, chết không lo: đó là biết được chỗ
trước sau liên tiếp vậy. Chỗ biết của người không bằng chỗ không biết. Thủa sanh ra không bằng thủa
chưa sanh. Muốn lấy chỗ cực tiểu của mình mà cầu hiểu tận chỗ cực đại, là mê loạn và là ngu xuẩn.
Như thế, làm sao biết cái lông đủ để làm mẫu của cái cực tiểu, làm sao biết trời đất đủ để làm mẫu
của cái cực đại?”
*******