MƯỜI BA
B
uổi sáng của một ngày cuối tháng Tám, gió hây hây thổi nhẹ làm
mặt nước Hồ Gươm lăn tăn gợn sóng. Đào Văn Lạt bước lên chiếc cầu
dẫn ra Tháp Rùa, anh dừng chân giữa cầu, đưa tay tì lên thành, mắt
nhìn xuống những cánh sen đang phơi mình giữa làn nước xanh thẳm,
cố tìm một chút thanh thản để đè nén sự nôn nóng trong lòng. Lạt đã
thức trọn đêm qua để nghĩ đến cuộc gặp gỡ của anh với các nhóm cách
mạng nổi tiếng đương thời.
Sự bồn chồn nôn nóng đã khiến Lạt đến điểm hẹn trước hơn giờ ấn
định. Cũng như lần trước, Lạt chọn phương thức bỏ ngỏ để đến nơi hẹn
trên bằng một chiếc xe kéo cà khổ như lần anh đến dự phiên họp của
Việt Nam Quốc Dân Đảng cách đây không lâu. Địa điểm được chọn lần
này là Hồ Hoàn Kiếm, nơi mà Sở Mật Thám ít ngờ vực nhất giữa lúc
thanh thiên bạch nhật như thế này. Đây chỉ là một phần trong sách lược
do Lạt định lấy, phần chính của vấn đề là nơi được chọn mang một ý
nghĩa phù hợp với tinh thần cách mạng của mình. Tháp Rùa dưới ánh
nắng sớm mai chan hòa của vầng thái dương còn đỏ sẫm, một biểu hiện
cho sự Tự Do của dân tộc. Đã năm thế kỷ qua, theo truyền thuyết thì tại
hồ nước này Lê Lợi đã được thần Kim Quy ban cho một lưỡi gươm
màu nhiệm. Ngài đã thống lãnh đạo quân nhân dân, chống lại cuộc xâm
lăng của giặc nhà Minh, lập nên một triều đại huy hoàng và hiển hách
nhất trong lịch sử nước nhà. Đào Văn Lạt quyết định cuộc gặp gỡ này
phải được thực hiện tại nơi đây để chứng tỏ lòng nhiệt tâm của mình
cho phù hợp với lẽ tất thắng, trong đó năm 1930 này sẽ là thời điểm
chín muồi cho một tân Lê Lợi xuất hiện để lãnh đạo một quân đội nhân
dân, chống lại quân Pháp xâm lược. Đào Văn Lạt nhất quyết không để
chần chừ được nữa và quyết định dấn thân nhập cuộc, vấn đề được đặt
ra với Đào Văn Lạt, là ai sẽ là một tân Lê Lợi giữa lúc này đây? Liệu