“1-1 và 0-1. Trong hệ nhị nguyên, 13 được viết dưới dạng 1-1-0-1. Do vậy
mà một nửa là 1-1 và 0-1. Ngoài ra còn có 11 và 1 nữa.”
“Chính xác. Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”
Một người viết 1101 lên bảng và xóa đi nửa trên, rồi lại viết lại và xóa đi
nửa dưới.
“Chính xác. Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”
“Hai. Một và ba là bốn. Một nửa của bốn là hai.”
Lại là một bước đột phá nữa.
“Chính xác. Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”
Một người lên bảng và viết ||||||| rồi xóa một nửa của vạch cuối cùng.
“Chính xác. Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”
Một người khác lên bảng viết ||||||||||||| rồi xóa đi nửa trên, sau đó lại viết lại
và xóa đi nửa dưới.
“Chính xác. Còn gì nữa là một nửa của mười ba?”
“Ba. Mười ba là chữ có sáu ký tự treize trong tiếng Pháp.” Lại thêm một
bước đột phá. Giờ họ đưa cả ngoại ngữ vào. “Ngoài ra còn có tre và ize vì
đây là hai nửa của treize. Còn nữa, nửa trên của…”
“Thôi vậy là được rồi!” Tôi ngắt lời. “Các bạn có nhớ lúc ta mới bắt đầu
như thế nào không? Làm thế nào mà các bạn nghĩ chỉ có thể có một đáp án
đó? Giờ thì các bạn hiểu rồi đấy: Lúc nào cũng có một đáp án khác. Bạn chỉ
phải tìm ra nó mà thôi.”
Và bạn phải làm vậy.