MỘT NỬA CỦA 13 LÀ 8 - Trang 30

Người lớn nghĩ quá nhiều và có quá nhiều xước sẹo trên da, lại còn bị gông
cùm bởi tri thức và những rào cản, quy tắc, ngộ nhận và định kiến.

Tóm lại, người lớn là kẻ khờ. Kẻ khờ với những gông cùm.

Trẻ con thì ngây thơ, tự do và không biết những điều không được phép hay
không thể làm. Đứa trẻ nhìn thế giới theo cách của chúng, không giống
người lớn chúng ta tin là phải thế này thế kia.

Trong cuốn The Dancing Wu Li Masters (Tạm dịch: Khiêu vũ với những
bậc thầy vật lý), Gary Zukav viết: “Trong vật lý, cũng như các lĩnh vực
khác, hầu hết những ai cảm nhận được sự hồ hởi trong quá trình sáng tạo
đều là người đã tận dụng được hết mức sự gắn kết giữa hiểu biết và mạo
hiểm để đi sâu vào những lĩnh vực chưa được khám phá, còn nằm ngoài rào
chắn của sự hiển nhiên. Mẫu người này có hai đặc trưng. Thứ nhất là có khả
năng nhìn thế giới bằng con mắt trẻ thơ, chứ không phải cái thế giới mà
chúng ta biết.”

Ông Zukav tiếp tục:

“Đứa trẻ trong ta luôn hồn nhiên ngây thơ theo cách cảm nhận đơn giản
nhất. Một câu chuyện Thiền học kể về Nan-in, một sư phụ người Nhật thời
Meiji đã đón tiếp một giáo sư đại học như thế nào. Vị giáo sư tìm đến xin
học hỏi về đạo Thiền. Nan-in mời trà ông. Ông rót chén trà của vị khách
đầy tràn cả ra ngoài. Vị giáo sư nhìn chén trà tràn nước cho đến khi ông
không thể nhịn được và thốt lên:

“Chén đã đầy quá rồi. Không thể rót thêm được nữa đâu!”

“Ông giống như chén trà này,” Nan-in nói, “Trong đầu ông đã đầy ắp những
ý kiến và ước đoán. Làm sao ta có thể nói với ông về đạo Thiền khi ông
không rũ bỏ những suy nghĩ của mình trước?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.