Dùng cái cách pha trò này để an ủi người khác, chỉ có thể là nàng mới
nghĩ ra được.
Lý Nguyên Hạo đến Biện Lương lần này, bề ngoài là để yết kiến
Thánh thượng, thực chất là muốn phân tán sự chú ý của triều đình.
Hôm đó Lục Tử Kỳ bãi chầu về, định bước vào nhà thì bỗng nghe
tiếng ai đó gọi, giọng nói rất quen thuộc. Nhìn theo hướng âm thanh phát
ra, chỉ thấy một tà áo xanh lam. Phản ứng đầu tiên của chàng là muốn cầm
bình rượu đập vào đầu kẻ đó để trả mối thù “kiêng kỵ ba tháng”, cũng từ
giây phút ấy mới biết hóa ra mình là người thù dai...
Chàng mời khách vào phủ, hàn huyên chuyện cũ, mọi người cùng
nhau vui vẻ.
Lục Tử Kỳ thức suốt đên thảo ra một bản tấu chương, ghi chép lại
những chuyện xảy ra năm đó tại Bắc Nhai, để ngày hôm sau dâng lên
Hoàng thượng trong buổi chầu sớm. Lấy lý do “tuy không cố ý che giấu,
nhưng cuối cùng vẫn chưa chủ động bẩm báo” xin Hoàng thượng giáng tội.
May mà lúc đó hai nước Tống – Hạ vẫn là hữu bang, lại thêm Hoàng
thượng lúc nào cũng tin tưởng vào chàng, nên không những không giáng
tội mà còn hạ lện cho chàng phụ trách tháp tùng Lý Nguyên Hạo những
ngày ở kinh thành.
Bấy giờ mới gọi là đã hóa giải được một mối lo trong lòng.
Nếu không phải đã xử lý kịp thời hẳn là bây giờ chàng sẽ rất đau đầu
với việc một mình che giấu chuyện Thái tử nước Hạ vừa đến kinh thành đã
chạy đến Lục phủ. Dù chàng không làm gì để phải hổ thẹn, nhưng nhất
định không tránh khỏi miệng lưỡi của những kẻ tâm địa xấu xa, nhăm nhe
lấy đó làm cớ bắt bẻ.