MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 72

Lâm Ngữ Đường

Một Quan Điểm Về Sống Đẹp

Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG IV

CẬN NHÂN TÌNH

1. SỰ TÔN NGHIÊM CỦA CON NGƯỜI


Trong chương trên, chúng ta đã xét phần di sản có tính cách động vật của
chúng ta và hậu quả của phần di sản đó tới văn minh. Nhưng con người
không phải chỉ có phần đó thôi. Muốn thấy toàn thể bản chất chúng ta thì
còn phải xét thêm cái phần tôn nghiêm trong con người nữa, mất nó, vì lúc
này đây và đặc biệt là trong ít chục năm sắp tới, nhân loại có cái nguy cơ
đánh mất nó lắm.

Bạn bảo tôi: “Ông nhấn mạnh vào điểm chúng ta là những động vật; nhưng
nếu vậy thì ông có nhận rằng chúng ta là những động vật đáng quí nhất
trong vũ trụ không?”. Nhận chứ. Chỉ có loài người mới sáng tạo được một
nền văn minh, làm sao chối bỏ điều đó được? Có lẽ có những loài vật hình
dáng thanh nhã hơn, đẹp đẽ hơn hơn ta như loài ngựa; bắp thịt cường tráng
hơn ta như loài sư tử; khứu giác thính hơn, bẩm sinh trung tín hơn như loài
chó; thị giác sáng hơn như loài đại bàng; giác quan về phương hướng tốt
hơn như loài bồ câu đưa thư; cần kiệm hơn, làm việc được nhiều hơn như
loài kiến; tính tình hiền từ hơn như loài bồ câu mái hay loài cừu cái; kiên
nhẫn hơn, mãn nguyện hơn như loài bò cái; tiếng kêu du dương hơn như
loài chim sơn ca; có bộ lông đẹp hơn như loài vẹt, loài công. Nhưng loài
người có một cái gì đó mà tôi vẫn thích hơn cả. Loài kiến hữu lí, có kĩ luật
hơn chúng ta thật, chúng đã tìm ra được một chính thể ổn định hơn dân tộc
Y Pha Nho hiện nay, nhưng theo chỗ tôi biết thì chúng không có thư viện,
không có viện Bảo cổ. Nếu loài kiến hay loài voi chế tạo được một thứ viễn
kính vĩ đại để ngắm sao, hoặc tìm ra được một ngôi sao mới, tính trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.