áy náy trong nội tâm Tống Diệm quan trọng hơn là cơm áo gạo tiền rất
nhiều.
Đây chính là tình yêu trong suy nghĩ của tôi: Một kiểu tình yêu tựa cổ
tích.
Về phần tại sao lại viết nên tác phẩm này, bởi tôi thấy trong cuộc sống
hiện nay, tình yêu và hôn nhân đã dần dần trở thành một kiểu tính toán và
so đo. So sánh tiền lương, so sánh gia thế, so sánh tiền tài và tình cảm bỏ ra
nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, như thể là đang đàm phán góp gạo thổi cơm
chung mà quên đi mất tình yêu ban sơ thế nào. Nhưng nghĩ cho cùng, họ
cũng có đạo lý của riêng họ. Quả thật, chỉ tình yêu thôi không thể nào cho
người ta cơm no áo ấm, không tài nào biến thành nhà, thành xe. Tình yêu
không dựa trên cơ sở kinh tế thì đã định trước sẽ bị thực tế bào mòn từng
chút từng chút một. Đây là cuộc tranh luận không có hồi kết.
Giống như một độc giả ban đầu đọc tác phẩm đã từng nói: "Đừng vì
kết cục câu chuyện này đau buồn mà không tin tưởng vào tình yêu. Cũng
không nên vì kết cục quá đẹp đẽ mà quên mất thực tế."
Nhưng bất kể lựa chọn thế nào, yêu hay không yêu, các bạn đều phải
không ngừng cố gắng: Cố gắng tự lập để được tự do giống như Hứa Thấm,
cố gắng vươn lên vì tình yêu giống như Tống Diệm. Cuộc sống như thế
mới không uổng phí.
Thời điểm tôi bắt đầu viết tác phẩm này là mùa đông, đến khi viết
xong đã là cảnh xuân rực rỡ, hệt như tình yêu của họ sau khi gặp lại trải
qua mùa đông giá rét, cuối cùng xuân về, hoa nở.
Các bạn độc giả đều nói tôi viết văn đến đoạn cuối sẽ ngược tơi tả, sẽ
bới móc thêm sự tình, ai cũng sợ tôi để nam chính chết. Thật ra tác phẩm
này viết theo hướng bi kịch cũng rất hợp lý. Nhưng ngay từ khi bắt đầu, tôi
đã không nghĩ đến chuyện lựa chọn cho nó một kết cục buồn. Bởi vì từng