Chương 69: Lời cuối sách: Ngày đông thấm đượm, lòng ủ lửa nồng
Trong quá trình viết tác phẩm này, tôi thường rơi lệ. Tuy rằng tình tiết
không quá giày vò, khắc khoải nhưng tôi vẫn thường hòa mình vào tác
phẩm, cảm nhận tình yêu gian truân dưới áp lực thực tế của Tống Diệm và
Hứa Thấm, vô thức mắt sẽ ươn ướt.
Ai cũng bảo tác phẩm này quá hiện thực. Tình yêu và cơm áo: Cái nào
chân quý cái nào hèn mọn? Nếu là bạn, người đang đọc cuốn truyện này,
bạn sẽ chọn phía nào? Bạn có dám cởi giày, đi chân đất theo đuổi tình yêu
không?
Tác phẩm này viết đến cuối cũng không có một câu trả lời cụ thể.
Sở dĩ Tống Diệm và Hứa Thấm có thể ở bên nhau chỉ vì họ quá phù
hợp với nhau. Dù ai rời xa ai, cuộc đời mỗi người đều sẽ không trọn vẹn.
Trước sự ăn ý và trọn vẹn như vậy, những thứ khác dường như đã không
còn ý nghĩa gì nữa.
Đến cuối tác phẩm, tôi đã trao cho tình yêu của họ một chút tươi đẹp
của cổ tích, để giảm đi chút đau thương của thực tế. Có lẽ, đây là thói quen
của tôi. Viết văn nhiều năm như vậy, nhân vật chính của tôi luôn phải trải
qua đau khổ để đạt đến cảnh giới tâm linh tương thông, không có bất cứ
hiểu lầm hay khó khăn gì có thể chia cách họ. Họ sẽ dìu dắt, bầu bạn với
nhau đi qua tất cả chông gai. Điều này nghe giống như truyện cổ tích xiết
bao!
Tựa như khi Tống Diệm đứng trước ngưỡng cánh cửa thăng chức khép
lại, cho dù Hứa Thấm tự thấy mình ích kỷ, hèn yếu, nhưng cuối cùng lại
không hề kinh hoảng, không hề rối rắm, không còn rơi vào cảnh sợ hãi
trước tương lai mịt mờ nữa mà đã toàn tâm toàn ý ủng hộ Tống Diệm làm
những việc anh muốn làm. Khoảnh khắc đó, đối với cô, vỗ về đau khổ và