Nữ chính trong câu chuyện là “tiền bối” của Cô Nàng Kim Chi, nhờ
thành tích học tập xuất sắc đã được cử tới Đại học Seoul để giao lưu với
sinh viên khoa tiếng Trung Quốc ở đó. Vừa sang đến nơi, cô ấy đã làm một
bài tự giới thiệu bằng tiếng Hàn đặc sệt phát âm của người Diên Biên,
khiến cả lớp học được phen ầm ĩ. Cô ấy khua môi múa mép bằng ánh mắt
vô cùng cao ngạo, tự tin, còn dùng rất nhiều khẩu ngữ quen thuộc với giới
trẻ.
Giáo trình của Đại học Seoul đều được quốc tế hóa, có rất nhiều bài học
cần phải thực hành, nhưng không ai muốn vào chung một nhóm với cô ấy,
cô ấy đành phải cắn răng hoàn thành bài tập dành cho năm người một mình.
Cô ấy đã lảm rất tốt, nhưng điểm số lại không cao bởi vì không làm việc
theo nhóm.
Môn nào cũng bị điểm kém, không có học bổng, cô ấy đành phải đi làm
thêm khắp nơi. Do vấn đề phát âm, không ai tin cô ấy là sinh viên của Đại
học Seoul, nghi ngờ cô ấy trốn từ Bắc Triều Tiên sang. Thậm chí, cô ấy còn
bị đưa đến đồn cảnh sát mấy lần liền.
Em họ ngắt lời tôi, “Lỗi phát âm như thế thì phải làm sao? Chị nói xem,
chị ấy làm thế nào để người ta hiểu mình đang nói gì?”.
Sau một năm giao lưu tại Đại học Seoul, nữ chính quay trở về Trung
Quốc. Lúc này thời cơ đã đến. Năm đó, Bae Yong Joon đang rất nổi tiếng
có hoạt động tuyên truyền ở Trung Quốc, cần một người phiên dịch có âm
Seoul lưu loát, thế là cô ấy được cử đi.
Em họ tôi nói, “Hiểu rồi, hiểu rồi, cần phải nỗ lực, nỗ lực hơn nữa, mới
có thể khiến người khác tưởng rằng mình chẳng phí chút công sức nào cũng
đạt được”.