cốt cách của nhà nghệ thuật, cách ăn nói của nàng, cách vận dụng từ ngữ
của nàng co khi chính Thu Phàm ngẫu hứng cũng không thể thốt ra như
vậy, trong thơ của Đào Uyên Minh có hai câu thơ như vậy sao? Phải chăng
nàng mượn hai câu thơ đó để thố lộ tâm trạng của mình? Nếu quả thực tài
ăn học của Nhược Lan sâu rộng như Thu Phàm tưởng tượng, thì chàng há
chẳng phải múa rìu qua mắt thợ hay sao? Bây giờ chàng cảm thấy mình
đang lạc lõng trong một thế giới khác rồi, chàng cảm thấy vui mừng mà
cũng bối rối. Chàng không biết trả lời sao, khi hai người lên tới lầu thì
Nhược Lan nói tiếp:
- Chúng ta sống trên cõi đời nầy đã được số mạng an bài sẵn rồi, chính vì
thế tôi lánh xa thành thị để ẩn cư tại đây.
- ý nghĩ của bà xâu xa lắm, thoát tục lắm.
Bây giờ Thu Phàm chĩ biết có cách khen ngợi Nhược Lan mà thôi, thật ra
chàng đã uy phục trước tài sắc của nàng rồi, chàng không biết dùng từ ngữ
gì để diễn tả cảm nghĩ của chàng ngay lúc đó.
Sự trang trí trên lầu khác hẳn với dưới phòng khách, tường sơn màu xanh
nhạt, đèn treo trên vách bất luận núi, sông, người hay vật đều rõ ràng, bộc
lộ cái sắc thái của phái điền viên. Trên từng lầu nầy được ngăn thành bốn
căn phòng, một căn của Nhược Lan ngủ, một căn của Mộng Linh, một căn
làm phòng đọc sách, còn căn kia bỏ trống. Mỗi căn phòng đều có cửa số
thật to, không khí thật mát mẻ. Điểm đáng chú ý nhất là phòng đọc sách có
rất nhiều sách vở, nếu nhà văn được căn phòng như thế nầy để viết lách thì
đó là điều may mắn.
Nhược Lan chỉ cho Thu Phàm coi sách vở trong phòng và nói:
- Tôi thích mua sách lắm, ông Phàm xem nầy, các cuốn sách đó đều là tác
phẩm của ông, tôi cũng có thể gọi được là độc giả trung thành của ông đấy.
Thu Phàm cảm thấy sung sướng, mà niềm vui sướng đó quả thật không có
giấy mực nào diễn tả cho xiết. Thử hỏi có nhà văn nào khi thấy độc giả
ngưỡng mộ tài viết văn của mình mà trong nhà chất đầy tác phẩm của mình
mà không vui sướng?
Nhược Lan dở một quyển sách ra nói:
- Chúng ta cũng gọi được là bạn rồi, vì chúng ta đã thông cảm nhau ở trong