Và anh chìa cho Pleischner một bức thư. Bức thư ấy do người em giáo
sư viết trước khi chết.
“Bạn. Cảm ơn tình cảm của bạn. Tôi đã học tập được ở bạn nhiều
điều. Tôi học ở bạn cách yêu và vì tình yêu đó mà biết căm thù những kẻ
buộc dân tộc Đức phải làm nô lệ. Pleischner.”
– Anh ấy viết thế vì ngại bọn Gestapo, – Stierlitz giải thích khi lấy lại
bức thư. – Chính giáo sư cũng hiểu đấy, chả lẽ những người Bolshevik và
quân Đồng minh lại muốn bắt dân tộc Đức làm nô lệ hay sao? Và như em
giáo sư đã nói: chúng ta có nghĩa vụ phải căm thù chúng. Nhưng cũng có
thể, chính Hitler và bọn quốc xã đã đem lại ách nô lệ cho người Đức, có
phải như vậy không, thưa giáo sư?
Pleischner ngồi im lặng hồi lâu trong chiếc ghế bành to tướng kiểu cổ.
– Tôi ủng hộ anh, – cuối cùng giáo sư nói, – tôi hiểu... Anh có thể nhờ
tôi làm tất cả mọi việc. Nhưng tôi có thể nói ngay với anh rằng: hễ bọn
chúng lấy roi quật vào sườn tôi, thì tôi sẽ khai ra hết đấy.
– Tôi biết, – Stierlitz đáp. – Giáo sư muốn chết ngay bằng cách uống
thuốc độc hay thích để bọn Gestapo tra tấn?
– Nếu không có cách thứ ba, – Pleischner nở một nụ cười yếu ớt, – dĩ
nhiên, tôi thích dùng thuốc độc hơn.
– Giáo sư cảm thấy thế nào, khi tôi nói cho giáo sư biết về tôi?
– Tôi cảm thấy nhẹ nhàng, dễ thở hơn, – Pleischner trả lời. – Dễ thở
hẳn lên. Lòng căm thù và sự bất lực trước đây khiến tôi bị ngạt thở.
– Vậy thì ta hãy cùng nấu cháo
, – Stierlitz mỉm cười, – nấu một nồi
cháo thật ngon.
Thành ngữ Nga, có nghĩa: cùng hiệp sức làm việc.
– Tôi phải làm gì, hở anh?
– Không làm gì cả. Cần phải sống. Và sẵn sàng làm những việc cần
thiết vào bất cứ lúc nào.