MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 292

CHƯƠNG 8

KANT: LÝ DO VÀ NGUYÊN NHÂN,

LUÂN LÝ VÀ TÔN GIÁO

Con người và Tác phẩm
Immanuel Kant
(1724 − 1804) thường được nhìn nhận, cùng với

Platon và Aristoteles, là một trong ba triết gia lớn nhất của mọi thời.
Ông đã trải qua suốt cả cuộc đời trong thành phố nhỏ Königberg thuộc
nước Phổ ở vào biên giới phía Đông của nền văn hóa châu Âu. (Từ
1945, Königberg được đổi tên là Kaliningrad, một khu vực thuộc nước
Nga trên vùng biển Baltic). Suy tư của Kant mang tính đặc thù của nền
tư tưởng phương Tây được kế thừa hai ảnh hưởng là Kitô giáo và khoa
học, đồng thời nhìn nhận vấn đề triết học cơ bản là làm sao tổng hợp
hai nền ảnh hưởng đó.

Di sản Kitô giáo gồm có quan niệm về Thượng đế là Đấng toàn tri,

toàn năng và toàn thiện, cùng với quan niệm linh hồn con người bất
tử, có tự do và ý hướng đạo đức hùng mạnh. Một ảnh hưởng đặc biệt
đối với Kant là tinh thần sùng đạo của cha mẹ ông. Sùng đạo (Pietism)
là một phong trào linh đạo triệt để trong hệ phái Luther nhấn mạnh
một sự mộ đạo thiết thân và đề cao một cuộc sống đích thực vượt trên
tín điều, lời tuyên xưng và nghi lễ. Măc dầu Kant đã sớm rời bỏ phong
trào Sùng đạo, nhưng một chút gì đó của nền đạo đức Sùng đạo này
vẫn còn được thấy trong tư tưởng triết học tôn giáo của ông.

Trong lĩnh vực khoa học, Kant đã sớm thu thập được một kiến thức

cơ bản trong các ngành khoa học thời bấy giờ. Ông đã lĩnh hội được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.