Các tác phẩm của Rousseau mang sắc thái hùng biện mà nhiều
người cảm thấy có tính thuyết phục, và ảnh hưởng của ông vẫn còn
tồn tại, được cho là phổ biến − nhưng đáng nghi ngờ − cho rằng, tất cả
những gì gọi là “tự nhiên” thì hẳn là điều tốt. Ông viết : “Ối, người ơi
! Hãy yêu cuộc sống của người và người sẽ không còn bị khốn khổ.
Hãy giữ lấy chỗ đứng của người đã được chỉ định trong trật tự của tự
nhiên và không một điều gì có thể giật kéo người ra khỏi nơi đó”. Câu
nói nghe thật cao cả, nhưng cái gì là “cuộc sống riêng của mình” và
cái gì là “chỗ đứng của con người được chỉ định trong tự nhiên”?
Rousseau xem ra không nghĩ đến ý tưởng tính tự kỷ, sự kình địch,
những ác ý, sự phẫn hận, tính côn đồ khủng bố xem ra cũng rất tự
nhiên đối với con người, có lẽ còn là bẩm sinh nơi họ. Và ngoài tất cả
những tiến bộ của ông, Rousseau cũng vẫn còn coi phụ nữ là phụ
thuộc giới đàn ông (xem phần cuối Emile).
Trong tiết đoạn IV của tập sách Emile mang tên Tuyên xưng đức tin
của một linh mục phó xứ đạo Savoyard (Profession de foi du vicaire
Savoyard, Profession of Faith of a Savoyard Priest), Rousseau trình
bày thái độ của mình về Tôn giáo. Ông bảo vệ đức tin vào một
Thượng đế theo quan điểm tự nhiên thần luận (deist) và vào một linh
hồn bất tử được phú bẩm cho một ý chí tự do. Nhưng ông hoài nghi về
khẳng định một tôn giáo khải thị được rao giảng bởi các thẩm quyền
tôn giáo, và thay vào đó ông đặt niềm tin (có phần ngây thơ) vào sự
bất khả ngộ của lương tâm từng con người như là một kim chỉ nam
cho điều thiện và điều ác. Do đó, ông bị kết án vừa bởi Giáo hội Công
giáo vừa bởi Giáo phái Calvin ở Geneva; ông may thoát khỏi bị bắt
giữ và phải sống trong lưu đày trong phần lớn thời gian sống còn lại.
Mặc dầu ông hy vọng tìm ra một lối đi trung đạo giữa hàng các triết
gia Pháp phi tôn giáo và Kitô giáo chuyên quyền, nhưng Rousseau đã
không tìm đâu ra toại nguyện. Nhưng sự tin tưởng kiên trì của ông về
sự Bình đẳng tự nhiên của mọi người và sự “Kính thờ đích thực là
tự nơi con tim” là điều đã ảnh hưởng đền nhiều người, kể cả