truyền thông đương thời. Tiếp theo sau các vụ đánh bom 11.09.2003
tại New York/World Trade Center và 07/07/2005 tại London, quan tâm
hiện nay tập trung vào những gì cấp thời, gây xúc động và đe dọa.
Mặc dầu sự kiện có rất ít người Đạo Islam lao mình vào hoạt động
khủng bố và nhiều người khủng bố không phải là người Đạo Islam,
vẫn có một khuynh hướng tại châu Âu và Bắc Mỹ liên tưởng kết hợp
Đạo Islam với khủng bố. Một vài nét tổng quan và ngắn gọn về lịch sử
phát triển Đạo Islam có thể giúp đưa lại một cái nhìn cân bằng hơn.
Với nguồn gốc lịch sử vững mạnh trong Do Thái giáo và Kitô giáo,
Đạo Islam là tôn giáo độc thần toàn cầu lớn thứ ba từ gốc Semitic. Nó
phát xuất từ vùng Arabia vào thế kỷ thứ VII CN, sau khi tiên tri
Muhammad có được một loạt các khải thị từ Thượng đế (Allah) và
biên soạn bản văn ngày nay gọi là Sách thánh Qur’an.
Nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra sau khi tiên tri Muhammad qua đời
(632 CN), như vấn đề ai là kẻ kế thừa lãnh đạo cộng đồng Đạo Islam
mới khai sinh. Tiếp đến là một thời gian dài bất ổn xã hội và chính trị.
Trong những thập niên cuối thế kỷ thứ VII, một loạt những cuộc nội
chiến đã phân hóa cộng đồng thành một phái đa số (ngày nay được
biết đến với tên gọi “Sunni” hay “những môn đồ đi theo các thực
hành của tiên tri Muhammad”) và một phái thiểu số (ngày nay được
biết đến với tên gọi “Shi’a” hay “những môn đồ đi theo Ali ibn Abi
Talib, một người bạn thân tín và họ hàng máu mủ với tiên tri
Muhammad).
Tên gọi của những hệ phái này có thể gây hiểu lầm, bởi hệ phái
thiểu số cũng tự xem mình là những kẻ đi theo các thực hành của tiên
tri. Điều từ đầu phân biệt hai hệ phái này là một sự bất đồng mang tính
triết học: Ai là kẻ có đủ điều kiện nhất để kế vị tiên tri như người lãnh
đạo cộng đồng Đạo Islam? Nhóm Shi’a cho rằng, người lãnh đạo, hay
“imam”, phải đến từ dòng họ của Muhammad, và họ đi tìm một imam
thuộc dòng họ này để tiếp tục truyền thống tiên tri. Nhóm Sunni tuân
theo một thực hành được phổ biến trong các bộ tộc Arab thời bấy giờ