MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 3

Đôi lời của người biên dịch

Những câu hỏi và tự vấn “Con người là gì?”, “Tôi là ai?”, “Từ đâu

tới?”, “Đi về đâu?”, “Tôi có chỗ đứng nào trong trần gian này?”, “Tôi
có cần thiết cho ai không?”... vẫn thường được mỗi người tự đặt ra cho
chính mình, ngay từ thời còn thơ trẻ, lúc dậy thì, tuổi trưởng thành, và
cả khi ốm đau, bệnh tật, bị áp bức, bất công, đau khổ, sắp lìa đời.

Các truyền thống tôn giáo, các nền văn minh nhân loại, và cả những

nghiên cứu khoa học − từ ngành vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, sinh
học xã hội, đến khoa học bộ não − cũng đã từng đưa ra những lý giải
cho những câu hỏi và tự vấn nói trên.

Tập sách “Mười hai học thuyết về Bản tính con người” mà bạn

đọc đang cầm trên tay là một tác phẩm mong ước đưa lại một số thông
tin, suy tư, biện luận, nghiệm sinh về các vấn đề thiết yếu của con
người nói trên, thông qua các truyền thống tôn giáo từ cổ thời đến hiện
đại (Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo), thông
qua các tư tưởng và trào lưu triết học (Platon, Aristoteles, Kant, Marx,
Sartre), tâm lý học (Freud), và Học thuyết Tiến hóa (Darwin).

Điều đặc sắc của tập sách này là cố gắng liên kết lý thuyết với thực

hành, tránh bỏ đến mức có thể những suy biện thuần túy hàn lâm trừu
tượng cũng như những kỹ năng hành động thuần túy máy móc thực
dụng. Sơ đồ thông tin và suy tư cơ bản của mỗi chương, mỗi học
thuyết là: Sau khi trình bày những Bối cảnh siêu hình của thực tại và
những quan niệm về Bản tính con người, các tác giả đã đưa ra hai tiết
mục thực hành quan trọng, đó là việc Chẩn bệnhKê toa thuốc
chữa trị.

Điều đặc sắc thứ hai của tác phẩm là tính suy tư có phê phán, và

phê phán trong thịnh tình, chính trực, nhưng khách quan, khoa học,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.