Marx sinh năm 1818 tại miền Rheinland nước Đức. Thân phụ ông
là người Do Thái, kẻ dưới chế độ phân biệt đối xử của thời đại, đã
phải cải đạo gia nhập Kitô giáo để có thể hành nghề luật sư của mình.
Cậu thanh niên Karl Marx đã sớm biểu lộ tài năng trí tuệ của mình,
năm 1836 đã ghi tên vào khoa Luật thuộc Đại học Berlin. Nơi đây đã
có một chất men những tư tưởng triết học, mỹ học và xã hội học trong
trào lưu Lãng mạn của thời bấy giờ mà Marx đã hăng say lao đầu vào.
Chàng ta đã học về ngôn ngữ, làm thơ, viết luận án về siêu hình học
Hy Lạp cổ thời, trong khi cũng vẫn sâu xa quan tâm đến vấn đề cải
cách xã hội.
Vào thời gian đó, ảnh hưởng chủ yếu trong tư tưởng Đức là triết học
Hegel, và Marx đã chìm sâu trong đó đến nỗi đã gác bỏ đi bộ môn
Luật đã ghi danh của mình. Tư tưởng truyền cảm chính của Hegel là
sự tiến bộ trong lịch sử nhân loại thông qua những giai đoạn phát triển
tinh thần và văn hóa. Ông giải thích sự tiến bộ lịch sử qua khái niệm
riêng biệt của ông về Tinh thần (Geist), theo nghĩa trí tuệ (Mind) và
tâm tuệ (Spirit) trong thế giới như một tổng thể. Qua đó, ông giải thích
lại ngôn ngữ thần học với một nghĩa gần với thuyết phiếm thần hay
nhân bản hơn là theo quan điểm Kinh thánh. Toàn bộ lịch sử con
người được xem như một sự liên tục tự thể hiện của Tinh thần (Geist),
với ý thức tăng trưởng của thế giới và của tự ngã (Selbst). Những thời
đại tiếp nối của cuộc sống xã hội con người diễn đạt những tư tưởng
càng luôn mãi thích đáng hơn của thực tại, như chúng vẫn luôn mãi
càng cao độ hơn phát triển sự tự do. Mỗi giai đoạn của xã hội bao gồm
những khuynh hướng xung khắc, nhưng qua đó nó lại đặt ra cơ sở cho
một sự phát triển tâm thức và tự do bao quát và đầy đủ hơn cho giai
đoạn tiếp theo.
Hegel cũng khai triển một khái niệm sự “tha hóa” (Entfremdung,
alienation), qua đó chủ thể tri thức chạm trán với một đối tượng khác
và lạ (‘alien to’) với chính mình. Sự phân biệt và đối chọi giữa chủ thể
và đối tượng phải được khắc phục bằng việc chủ thể nhìn nhận ra đối