mình thì cũng là lựa chọn cho mọi người, và như thế tác tạo một hình
ảnh con người như ta nghĩ nó phải là như thế. Trong Sổ tay, Sartre sử
dụng cụm từ “một thành trì các mục đích” (“a city of ends”) để diễn tả
mục tiêu này, điều mà nay ông xem là “tuyệt đối” hay có hiệu lực
khách quan. Sự lựa chọn các từ ngữ này gióng lên tiếng vọng đến hai
lý tưởng trước đây: đó là “Thành trì của Chúa” (“City of God”: lý
tưởng thiên thượng, khác biệt với mọi xã hội trần thế) của Augustinus,
và công thức “Vương quốc các Mục đích” (“Kingdom of Ends”: lý
tưởng ta phải đối xử với mọi hữu thể thuần lý không bao giờ như một
phương tiện, nhưng luôn luôn như một cứu cánh). Nhưng Sartre có
khuynh hướng giải thích khái niệm Mục đích nhiều hơn trong nghĩa
thuộc trần thế, như là một xã hội xã hội chủ nghĩa, không giai cấp −
gợi lên cùng một loại lý tưởng không tưởng giống như trạng thái “đích
thực cộng sản” của xã hội tương lai mà Marx mơ tưởng, trong đó mọi
người có khả năng diễn tả sự tự do của chính mình.
Sự dài dòng văn tự của triết học Sartre như vậy là một thách thức
cho mọi người chúng ta:
1. Thứ nhất, trở nên ý thức về mình đích thực hơn và sử dụng sự tự
do của mình để thay đổi chính mình trở nên hoàn thiện hơn;
2. Và thứ hai, làm những gì ta có thể làm cho một xã hội toàn cầu,
trong đó mọi người có cơ hội đồng đều thực thi sự tự do của mình.
SÁCH THAM CHIẾU, THAM KHẢO, ĐỌC THÊM
Về Chủ nghĩa Hiện sinh, dẫn nhập và đại quan:
− William Barret: Irrational Man: A Study in Existential
Philosophy, N.Y., Anchor Books, Doubleday, 1962.
− David E. Cooper: Existentialism: A Reconstruction, Oxford,
Blackwell, 1990.
Về một số triết gia hiện sinh quan trọng, những hướng dẫn
ngắn gọn:
− Patrick Gardiner: Kierkegaard, Oxford, Oxford University Press,
1988.