Xem ra chúng ta phải bỏ đi dự án trở nên giống Thượng đế trong
một nghĩa này, để trở nên giống Thượng đế trong một nghĩa khác;
nghĩa là, xem chính mình như là suối nguồn độc nhất của giải thoát và
chủ đích trong thế giới.
Trong hiện hữu trung thực, tương quan với kẻ khác cũng được
chuyển hóa. Sự nhận thức của người khác về tôi, mặc dầu vẫn “đối
tượng hóa” bằng cách họ nhận thức thân xác tôi như một đối tượng
giữa những đối tượng khác, nhưng không còn nhất thiết là một đe dọa:
Nó chỉ là như thế, nếu Người khác từ chối nhìn nhận sự tự do cũng
có trong tôi. Nhưng nếu, ngược lại, họ nhìn nhận tôi hiện hữu như một
sự tự do hiện hữu giống như một Tồn tại/đối tượng... thì họ làm phong
phú cho thế giới và cho tôi, họ đưa lại một ý nghĩa cho hiện hữu của
tôi thêm vào ý nghĩa chủ quan mà chính tôi đưa lại. (Sổ tay, tr. 500).
Và như thế, Sartre chấp nhận sự hiểu biết thịnh tình của người khác,
và sự hỗ trợ trong việc theo đuổi chủ đích của mình, là điều cuối cùng
có thể được. Ông cũng nói đến “tình yêu trung thực” (“authentic
love”, nhắc nhở đến tình yêu thương agape Kitô giáo) “hoan hỉ với tồn
tại-trong-thế giới của Kẻ khác (in the Other’s being-in-the-world), mà
không chiếm hữu nó” (Sổ tay, tr. 508).
Sự tự do của cá nhân như thế trở nên giá trị cơ bản của Sartre.
Nhưng điều ấy phải được hiểu như khẳng định không chỉ là sự thật
cần thiết rằng, mỗi hữu thể ý thức là tự do trong nghĩa trừu tượng,
nhưng là sự phê phán giá trị rằng, mỗi người đều có khả năng thực thi
sự tự do của mình trong những phương cách cụ thể, và như vậy xã hội
con người phải được thay đổi trên đường hướng làm cho điều trên đây
thành một hiện thực cho mọi người. Trung thực − sự thừa nhận sáng
suốt trách nhiệm về những lựa chọn tự do riêng biệt của mình, phải
bao hàm sự tôn trọng và quý chuộng sự tự do của mọi hữu thể ý thức
và thuần lý khác.
Sartre đã đưa ra trong Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân
đạo (tr. 29) một gợi ý trong hướng suy tư của Kant rằng, lựa chọn cho