MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 70

đầu tiên của Cách mạng văn hóa (phong trào cách mạng này đã đồng
nhất Khổng giáo với tất cả những gì sai lầm trong hệ thống cũ), Khổng
giáo cũng đã nếm trải được một sự phục hưng nào đó, cách riêng từ
sau khi Mao Trạch Đông (1893 − 1976) qua đời năm 1976. Sự phục
hưng, được biết dưới danh hiệu Tân-Khổng giáo, đã được một nhóm
học giả đề xuất với chủ đích hiện đại hóa Khổng giáo hơn là hoàn toàn
phế bỏ nó. Hiện đại hóa là một tiến trình loại bỏ những khía cạnh của
nền văn hóa Khổng giáo cũ không còn thích hợp nữa đối với viễn ảnh
hiện đại, thí dụ như sự phục tùng của nữ giới. Một nhân vật mô biểu
cho tân phong trào này là Đỗ Duy Minh (Tu Wei-ming, s.1940), giáo
sư tại Đại học Harvard, người đã khảo sát tư tưởng Khổng giáo để đáp
ứng sự truy tìm đương đại cho những cách sống với công bình xã hội
và hòa hợp môi sinh. Ông nhìn thấy Khổng giáo như một nguồn tích
cực cho suy tư về những cách thức khắc phục khía cạnh phá hoại của
hiện đại hóa đe dọa vừa cộng đồng nhân loại vừa thế giới tự nhiên.
Trong hình thức mới này, Khổng giáo một lần nữa đưa lại một đóng
góp ý nghĩa cho những suy tư liên quan đến những vấn đề lớn ngày
nay.

SÁCH THAM CHIẾU, THAM KHẢO, ĐỌC THÊM

Luận Ngữ:
− D. C. Lau: Confucius: The Analects, London, Penguin, 1979;

Sách được tác giả chương này tham chiếu.

− Richard Wilhelm: Gespräche, Diederichs Verlag, Köln, 1955.
Mạnh Tử:
− D. C. Lau: Mencius, London, Penguin, 1970; Sách được tác giả

chương này tham chiếu.

− Chu Hy (chú giải): Mạnh Tử, Nguyễn Thượng Khôi dịch, 2 tập,

Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo dục, Saigon, 1972, in lần hai; Sách được
người dịch chương này đồng tham chiếu.

− Richard Wilhelm: Meng-tzu, Diederichs Verlag, Köln, 1982.
Tuân Tử:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.