MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 108

Định.
Bẵng đi một dạo, cho tới năm kháng chiến thứ ba, tôi mới gặp Vũ tại Đống
Năm thuộc tỉnh Thái Bình, nhân buổi họp mặt Văn Nghệ. Vũ vẫn thế, chiến
tranh không làm Vũ đổi thay từ bản thân tới suy nghĩ. Chiếc áo gấm năm
xưa đã phai màu gió bụi trường chinh, nhưng phong cách Vũ vẫn y nguyên.
Trong thời gian ấy, Vũ làm thơ một phần để tỏ bày thái độ, một phần để
nguôi ngoai tâm sự.

“Mới hôm nào gác Dì Năm
Lời thơ ai đẹp tiếng cầm ai say
Tang thương một cuộc ai bày
Giấc Thiên Thai để trắng tay Lưu Thần
Xa Cố đô vắng cố nhân
Trái tim mềm trĩu hai lần nhớ thương…”

Lần này chính Vũ ngâm cho tôi nghe trong một quán nước bên bờ đê.
Giọng ngâm của Vũ ấm đục, thê thiết như vướng nghẹn bởi sương khói quê
Nâu. Vũ ngâm thơ như khóc, như hờn tủi, như cơn đau xé ruột.
Qua những giờ giao cảm ngắn ngủi đó, chúng tôi lại chia tay với bùi ngùi
cách trở, kháng chiến vẫn kéo dài bước chân tuổi trẻ.
Đến năm 1951, chúng tôi lại thấy nhau ở Hà Nội. Vũ cho biết đang viết vở
kịch thơ Tâm sự kẻ sang Tần. Trong vở kịch thơ này Vũ đã gửi gấm tâm sự
mình không ít xuyên qua nhân vật Cao Tiệm Ly. Vũ đã viết 6 vở kịch thơ,
mới in 4 và 14 thi tập. Trong số có tập Cảm thông do Nguyễn Khang dịch
sang Anh ngữ và Nhị thập bát tú được Simone Kuhnen de la Coeuillerie
dịch sang Pháp ngữ với lời tựa của thi hào Ý Lionello Fiumi, cùng một
tuyển tập cũng do S.K. de la Coeuillerie dịch với minh hoạ của Suzanne
Bomhals và phụ bản của Ysabel Beas. Cuốn Tuyển tập được giáo sư André
Guimbretière đề tựa. Thơ Vũ đã vượt biên giới để hoà mình với thi ca thế
giới.
Nhưng viết về Vũ mà bỏ quên hình ảnh người đàn bà mang tên Oanh –
người bạn đời của Vũ – kể như thiếu sót. Người đàn bà ấy nổi danh tài sắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.