MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 107

lề đường làm duyên cho thành phố. Nguyễn Đức Nùng, người bạn cùng
trường đưa tôi đến gặp Vũ Hoàng Chương tại một căn nhà cổ, sau đến Bà
Kiệu. Đến nơi tôi gặp thêm Đinh Hùng, Lê Trọng Quỹ cùng vài ba bạn
khác. Căn nhà thấp, rất thấp, tối om om. Đó đây từng ngọn dạ đăng cháy
lập lờ không soi tỏ mỗi khuôn mặt. Tôi được giới thiệu với Vũ và các bạn.
Hình ảnh đầu tiên ghi nhận ở Vũ, đến hôm nay còn in rõ trong tôi như vết
tích không phai với thời gian, đó là một thanh niên mảnh mai chìm khuất
dưới bộ bà ba trắng đã ngả màu, nằm nghiêng bên ngọn dạ đăng ma quái.
Vũ đưa mắt nhìn tôi mà tôi tưởng như Vũ nhìn vào khoảng trống. Đôi mắt
ấy toát ra ánh sáng kỳ lạ. Nó lóe lên giống tia chớp rồi vụt tắt giữa màu
mây nặng trĩu hơi mưa. Vũ nằm bất động như thiếp vào cơn mơ bỏ dở.
Hương nha phiến chập chờn quyến rũ. Lát sau nghe chừng đã hả cơn say,
Vũ mời tôi vào thăm quê Nâu. Tôi từ chối. Vũ nhếch môi cười – “Toa”
không chịu vui với anh em thì đến đây làm gì? Tôi định trả lời, tôi đến vì
mê thơ chứ không vì mê khói. Nhưng Nùng đã vội nói – “Moa” biết, nó chỉ
thích thể thao và con gái thôi. Mặc nó! Tôi bẽn lẽn ngồi như cậu bé bị kể
tội. Lê Trọng Quỹ nằm gần đây, cất tiếng ngâm thơ. Giọng ngâm của Quỹ
sang sảng, ấm lạ thường. Tiếng thơ dìu theo khói thuốc gây cho tôi ấn
tượng là lạ vì chưa một lần được biết. Quỹ ngâm bài “Mười hai tháng sáu”
trong tập Mây của Vũ, do nhà Đời Nay vừa xuất bản. Chính thi phẩm này
đã đưa Vũ lên tột đỉnh của trời Thơ thuở ấy. Vũ gõ que sắt vào thành chén
giữ nhịp, đôi mắt nhắm lại như không muốn thấy sự vật xung quanh. Tôi
biết Vũ đang trở vào giấc ngủ mười năm lỡ dở. Tiếng ngâm của Quỹ vút
lên nhưng bị ngăn trở bởi kích thước không gian nhỏ hẹp nơi đây nó dội lại,
trở thành chua chát, não nề. Tôi choáng váng rồi thoát mình nhập vào
không khí cuồng say lúc nào chẳng biết.
Từ buổi ấy, chúng tôi là bạn. Chúng tôi thường gặp nhau, nhưng không một
lần, Vũ mời tôi chung say nữa. Tôi mê thơ Vũ đến nỗi thuộc hết tập Mây
lúc nào không hay. Tôi còn thích Vũ ở lối ăn mặc đặc biệt. Vũ thường mặc
áo gấm màu lam, đi giày ta, mang khăn xếp, tay cầm quạt và luôn luôn có
đem theo cuốn Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh bằng chữ Hán. Vũ đi thất
thểu, chậm rãi với phong độ nho gia. Sau đó ít lâu Vũ về quê nhà ở Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.