MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 117

Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Ngươi ơi! Hề! Ngươi ơi
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi…”
(Trích “Hành phương Nam”)

Nguyễn Bính: Làm thơ, viết văn. Sinh năm 1919 tại làng Thiên Vinh,
huyện Vụ Bản, Nam Định. Mất ngày: 20.1.1966 tại Hà Nội.
Tác phẩm:Lỡ bước sang ngang, thơ (Lê Cường xuất bản, 1940), Tâm hồn
tôi,
thơ (Lê Cường xuất bản, 1940), Hương cố nhân (Á Châu xuất bản,
1941),Bóng giai nhân (Kịch thơ), Mây Tần, thơ (Á Châu xuất bản, 1942),
Đêm sao sáng, thơ (Văn học Hà Nội, 1963), Một ngàn cửa sổ (thơ), Tập
thơ yêu nước, Sóng biển cỏ
(thơ)

Nguyễn Bính
Một thiên tài lỡ dở
Thú thật, trong những năm tháng dài của Hà Nội ngày xưa, trong dòng
sông hạn hẹp của văn nghệ tiền chiến, anh em dễ quen, dễ gặp vì chẳng có
bao người, thế mà riêng tôi, đối với Nguyễn Bính gần như vẫn còn xa lạ.
Tôi chỉ gặp Bính có hai lần. Lần đầu trên chuyến xe điện từ Hà Đông ra Hà
Nội. Một người bạn cùng đi đã chỉ cho tôi chàng thanh niên có nước da
ngăm ngăm, có mái tóc rậm bù, mặc bộ quần áo dạ cũ màu xanh sẫm, đang
ngồi rúm ró ở cuối ghế: Nguyễn Bính đó. Hồi ấy, tôi đã đọc thơ văn của
Bính đăng trong Hà Nội báo với thiên hồi ký than khóc tình yêu có 4 câu
thơ được coi như lời dẫn trước cho câu chuyện chứa đựng nỗi ai oán và bi
thảm đã vò xé nội tâm Bính:

“Tâm hồn tôi là bình rượu nhỏ
Rót lần lần rót mãi xuống nàng Oanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.