MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 128

Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi…”
(“Hành phương Nam”)

Như thế đó, tiếng thơ Nguyễn Bính dù ở cảnh huống nào vẫn đầy rẫy bi
thương, uất nghẹn. Sau từng năm tháng dài ở miền Nam, mỗi độ xuân về,
Bính lại tiếc thương mùa Xuân đất Bắc với hoa đào, gió lạnh, với đất trời
đượm ngát hương xuân. Sau bao nhiêu lần hẹn mà Bính không về sao về
nổi đất cũ, Bính thét lên trong bài thơ gửi chị – “Tết này lại nữa, Tết tha
hương”
rồi Bính kể cho chị Trúc nghe mùa Xuân miền Nam với:

“Dưa hấu chất cao hơn nóc chợ
Và hoa sen nở đẹp huy hoàng”

Cả hai thứ đó đều có vào mùa Hạ ở ngoài Bắc chứ không ở mùa Xuân…

*

Rồi thời gian qua đi với tuổi đời niên thiếu, tưởng rằng không còn cơ hội
nào dành cho Bính một niềm hy vọng.
Đột nhiên cả dân tộc chuyển mình đi vào Cách mạng 1945. Mấy tháng sau,
miền Nam anh dũng đã biến thành tiền tuyến trong cuộc chiến đấu chống
quân Pháp xâm lăng lần thứ hai. Bính có mặt trong tuyến đầu khói lửa. Rồi
ngày 19-12-1946, toàn quốc kháng chiến. Sắt máu đã đẩy lui mọi người ra
khỏi từng thành phố. Những năm đầu kháng chiến tôi có nghe tin Bính
nhưng chẳng bao giờ có cơ hội vượt Trường Sơn để gặp mặt anh em. Trong
thời gian này Bính cũng như mọi người làm văn nghệ khác, đều phục vụ
kháng chiến bằng khả năng chuyên biệt. Cuộc sống máu lửa kéo dài cho tới
ngày ký Hiệp định Genève chia đôi Nam, Bắc. Bính tập kết ra Hà Nội rồi
mất tại đó năm 1966.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.