xuống. Cả đêm chúng tôi không ngủ, phần vì lạnh, phần thảo luận văn nghệ
và nhắc kỷ niệm anh em.
Sang đầu năm 1949, Văn Cao và gia đình về Khu 3 ở tại làng Hoà Xá gần
chợ Đại. Chúng tôi gặp nhau luôn và chính ở nơi này Văn Cao đã sáng tác
nhiều nhạc phẩm trong đó có bản “Tiến về Hà Nội”. Văn Cao dạy hoạ sĩ
Bùi Xuân Phái và tôi hát bài này trước tiên. Trong thời gian ở Liên khu 3,
chúng tôi có tổ chức một cuộc Triển lãm Hội hoạ. Văn Cao bày một bức
sơn dầu mang tựa đề “Cây đàn đỏ” vẽ người bộ đội ôm “Cây đàn chủ
nghĩa”.
Triển lãm xong, Văn Cao nhờ tôi giữ giùm hoạ phẩm đó, nhưng sau quân
Pháp đã lấy hết, cả tranh của tôi lẫn tranh Văn Cao, trong một cuộc hành
quân càn quét vào đầu năm 1950. Từ đó, chúng tôi không một lần gặp lại
nhau.
Tính ra đã 20 năm rồi. Tôi đứng bên này vĩ tuyến nhìn qua vòm trời Bến
Hải, nhìn qua Đồng Hới, qua Vinh, Thanh Hóa, Nam Định, Phủ Lý rồi đến
Hà Nội, nơi Văn Cao đang có mặt với vụ án Nhân văn - Giai phẩm, với kỷ
luật tập thể giết dần Văn Cao, biến Văn Cao thành công cụ. Cái không khí
“đỉnh cáo sáng tác” mà Văn Cao thèm khát đã trở thành nỗi ước mơ thật
sự, ước mơ này chắc anh sẽ đem theo về cõi chết.
Dù sao, Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng của một tinh cầu giá
lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách.
Trích thơ Văn Cao
Chiếc xe qua phường Dạ Lạc
Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hóa tà ma
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách rục
Tình tang gõ nhịp khóc đàn sương
Áo thế hoa lả lướt lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thế