MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 177

mạng ôm trọn nước Việt Nam – một phần cũng vì tác giả đã làm ra bài Tiến
quân ca
, bài ca chính thức của cách mạng. Từ “Chủ tịch” đến thứ dân đều
phải đứng nghiêm trước nét nhạc trỗi lên. Trong khoảng thời gian này, Văn
Cao đã vươn lên tới đỉnh chót của ân thưởng cho tài năng và công lao đối
với cách mạng.
Ngoài văn thơ, âm nhạc, Văn Cao còn là hoạ sĩ có tài. Tất cả những nhạc
phẩm do Văn Cao xuất bản, đều tự trình bày với những nét vẽ của hoạ phái
Lập thể. Văn Cao sử dụng cọ và màu cũng sắc sảo mặn nồng không thua gì
các hoạ sĩ chuyên nghiệp, có khi hơn nữa. Về hoạ Văn Cao có học một hai
năm ở mỹ thuật Hà Nội với tư cách dự thính viên tự do (auditeur libre).
Văn Cao vẽ tranh sơn dầu cũng bằng hình thức và nội dung mới. Bức hoạ
“Cuộc khiêu vũ của những người tự tử” (Le Bal aux suicidés) mà Văn Cao
trưng bày tại Phòng Triển lãm Duy Nhất (Salon Unique 1943) đã làm giới
mỹ thuật ngạc nhiên về bút pháp và màu sắc.
Văn Cao là một nghệ sĩ trên nghệ sĩ. Một mình ôm mấy vùng ánh sáng.
Tôi biết Văn Cao trước khi biết Phạm Duy, qua hội hoạ nhiều hơn. Mối tình
giao bắt đầu giữa tôi và Văn Cao trong một căn nhà ở phố Hàm Long vào
năm 1944 nhân một buổi xem tranh của nhau. Lúc đó Văn Cao đã “hoạt
động”,
tôi đâu biết. Trong số anh em có mặt, tôi chắc cũng chẳng ai ngờ
con người nhỏ nhắn ấy lại có gan to, mật lớn.
Chúng tôi tranh luận về hội hoạ và phê bình tác phẩm của nhau, sau cùng
chúng tôi đồng ý rằng, hội hoạ phải chuyển hướng không thể dùng để
truyền thần sự vật. Bẵng đi một thời gian, tới cuối năm 1945 tôi mới gặp lại
Văn Cao. Mối giao tình vẫn như xưa và quan niệm về hội hoạ của Văn Cao
không thay đổi theo cách mạng. Văn Cao đã lấy vợ và hay lại nhà thi sĩ
Hoàng Lộc (chết trên đường số 5 trong trận đánh vào cuối năm 1947), một
căn gác rộng đối diện với dãy 24 gian, phố Huế. Lộc sống cùng với người
anh. Cả hai độc thân, nên căn gác đã thành “quán tha hồ muôn khách đến”,
thường dùng làm nơi họp mặt của anh em. Rồi thời gian cứ thế trôi đi, tới
ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946.
Đầu năm 1947, nhân chuyến lên Việt Bắc cùng Phạm Duy, tôi gặp Văn Cao
ở Yên Bái, trong buổi chiều nắng tàn xuân thoi thóp trên đầu núi ngọn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.