MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 176

Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng
Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân…
(Bến xuân)

Lời nhạc Văn Cao đặt như thơ, thật chọn lọc. “Mắt em như dáng thuyền soi
nước”
“Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng” là những hình ảnh quen
thuộc của thi ca, chưa ai dùng để đặt lời cho nhạc. Tứ nhạc phong phú, nét
nhạc thanh thoát dìu người thưởng thức đi vào cõi mộng êm đềm, quấn quít
giữa sự giao duyên của thơ và nhạc. Nhưng chẳng phải chỉ có một lần mà
hầu hết các nhạc phẩm của Văn Cao đều có lời đẹp và chất chứa cả một sức
mạnh giông gió làm đổ vỡ những chướng ngại cản đường. Tôi nhớ mãi
năm xưa, mỗi lần gặp nhà văn Vũ Bằng, nói chuyện về Văn Cao, Vũ quân
nức nỏm khen bài Suối mơ hay quá, tuyệt quá, và cao hứng khẽ hát:

… Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối
Nghe suối róc rách trôi, hoa lừng hương gió ngát
Đàn ai đùa trong khóm lá vàng tươi…
(Suối mơ)

“Anh có đồng ý với tôi câu: Đàn ai đùa trong khóm lá vàng tươi là nhất
không?”, Vũ quân nhìn tôi gay gắt.
Có nhiều người cho rằng Văn Cao sáng tác hai bài Suối mơ Bến xuân tại
chiến khu trong thế gian hoạt động bí mật, vì đó là hình ảnh của miền Cao-
Bắc-Lạng với núi đồi, rừng, suối – không đúng hẳn, Văn Cao có hoạt động
bí mật ở chiến khu, nhưng Văn Cao làm ra hai bài ấy ngay lòng Hải Phòng,
cùng soạn với Phạm Duy, và chính Phạm Duy là người hát đầu tiên. Văn
Cao làm nhạc do tự học, về sau mới thụ huấn nhạc lý ở lớp nhạc Tạ Phước.
Văn Cao không hát được, tất cả mọi nhạc phẩm phổ biến gây được ảnh
hưởng, phần lớn nhờ tài trình diễn của Phạm Duy.
Những nhạc phẩm của Văn Cao được xưng tụng rầm rộ sau ngày cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.