MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 175

Văn Cao gia nhập làng văn nghệ bằng một vài truyện và kịch ngắn đăng
trong Tiểu thuyết thứ Bảy. Mấy sáng tác này hồi đó bị chìm đi trước những
hào quang sáng chói của những vì tinh tú như Nhất Linh, Thạch Lam, Thế
Lữ trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn và Vũ Bằng, Thanh Châu, Ngọc Giao,
Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển, Nam Cao, Tô Hoài trong nhóm Tân Dân.
Thấy văn chương không thể đưa mình lên đỉnh cao nghệ thuật, Văn Cao rẽ
sang âm nhạc. Tác phẩm Buồn tàn thu chào đời vào cuối năm 1943 gây
một phản ứng tốt trong giới yêu nhạc. Lời và ý nhạc tuy chưa đạt so với
những sáng tác sau đấy, nhưng nó là điềm báo trước một cái gì sẽ và sắp
đến. Quả thực vậy, sau đó ít lâu nhạc phẩm Thiên Thai, Trương Chi, Suối
Bến xuân ra đời gây một ảnh hưởng lớn đến tinh thần thưởng ngoạn
âm thanh của giới trí thức Hà Nội.
Hai nhạc phẩm Suối mơBến xuân, Văn Cao cùng sáng tác với Phạm
Duy. Vì giá trị hiển nhiên, nhạc Văn Cao đã vượt thoát qua cửa ải được trấn
giữ lâu ngày bởi Lê Thương, Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn, Hoàng Quý
v.v…
Cánh cửa vinh quang đã mở cho bước chân thứ nhất của con người tài hoa
tuổi trẻ. Nền âm nhạc Việt Nam hồi đó chưa phát triển mạnh, chỉ có một
vài tên tuổi và vài nhạc phẩm quá quen thuộc, trong đó nhạc phẩm của
Đặng Thế Phong với Con thuyền không bến, Giọt mưa thuVạn cổ sầu
được ưa chuộng nhất. Nói cho đúng, những nhạc phẩm của Văn Cao quá
mới và hay, so với thời gian lúc đó nhất là lời ca.

Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân
Từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
Cành đào hoen nắng chan hoà…
… Tới đây, chân bước còn ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân…
… Tới đây, mây núi đồi chập chùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.