MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 185

Nội dung thủ bút:
Trước năm 1945 và có lẽ trước năm 1960, người địa phương không gọi
“đồng bằng sông Cửu Long” mà gọi là Miệt Vườn, với câu hát khá phổ
biến: Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh…
Sơn Nam

Sơn Nam (Phạm Minh Tài): Viết văn. Sinh ngày: 11-12-1926, tại Rạch
Giá, Kiên Giang
Tác phẩm:Tìm hiểu đất Hậu Giang 1959, Chuyện xưa tích cũ 1958,
Hương rừng Cà Mau
1962, Chim quyên xuống đất 1963, Hình bóng cũ
1964, Vạch một chân trời 1968

Sơn Nam
Hơi thở của miền Nam nước Việt
Sơn Nam, một trong những nhà văn có giá trị của miền Nam nước Việt.
Hôm nay, tôi viết về Sơn Nam không phải là cuộc đối thoại giữa hai người
làm văn nghệ mà chính thực chỉ nói lên vài cảm nghĩ của người đọc sách
đối với người sáng tác.
Sơn Nam đến với tôi không đem theo gió bão hoặc nỗi quằn quại, ray rứt,
chua xót của con người thời đại. Sơn Nam đến với tôi bằng hơi thở, bằng
nụ cười hồn nhiên, bằng nhớ thương nhè nhẹ, bằng những ngón tay giao
cảm chạy dài theo những con rạch giăng mắc như mạng nhện khắp vùng
châu thổ miền Nam nước Việt.
Sơn Nam, một tâm hồn đơn thuần, chất phác như luống cày. Sơn Nam sống
như con chim rừng nhỏ nhoi lạc vào thành phố. Có những chiều, không
gian câm nín tựa phiến đá, thời gian lắng đọng trong khung trời thép rỉ,
người đọc Sơn Nam mới cảm thấy tự đáy lòng dâng lên từng đợt sóng u
hoài. Đã nhiều lần, đêm trắng không kêu vào giấc ngủ, tự nhiên mấy câu
thơ thay lời tựa của Sơn Nam trong tác phẩm Hương rừng Cà Mau lại vang
vang trong hồn tôi như hơi kèn đồng lên qua khe cửa vũ trường bay vút lên
trời cao tím ngắt:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.